Soạn bài Chiều tối (hay nhất, ngắn)



Các bài soạn Chiều tối chương trình sách mới lớp 12 hay nhất, ngắn gọn. Mời các bạn đón đọc:

Mộ - lớp 12 Kết nối tri thức




Lưu trữ: Soạn bài Chiều tối (sách Văn 11 cũ)

- Phần 1 (hai câu đầu): bức tranh thiên nhiên

- Phần 2 (hai câu cuối): bức tranh đời sống con người

Câu 1 (trang 41 sgk ngữ văn 11 tập 2):

- Câu 2 dịch chưa sát nghĩa, cụm từ “cô vân mạn mạn” dịch là trôi nhẹ vẫn không lột tả hết được sự lững lờ của đám mây, cũng như sự cô đơn, lẻ loi của “chòm mây”

- Câu 3 dịch thừa từ “tối” , dịch từ “thiếu nữ” thành “cô em” không phù hợp với cách nói của Bác

- Câu 4: dịch thoát ý

Soạn bài Chiều tối (hay nhất, ngắn)

Câu 2 (trang 41 sgk ngữ văn 11 tập 2):

* Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu:

- “Cánh chim mỏi”: chính là cánh chim cổ điển, hình ảnh ước lệ tượng trưng thường xuất hiện trong thơ cổ

   + Cánh chim mỏi gợi lên sự xót xa trong lòng người đọc khi nhà thơ vẫn bị hành trên đường đi đày

   + Hình ảnh chòm mây lơ lửng (cô vân mạn mạn) gợi lên sự lẻ loi đơn độc, có sự đồng điệu giữa nhà thơ với cảnh vật buổi chiều

→ Cảnh thiên nhiên yên bình, nhưng đượm buồn thông qua những hình ảnh đơn lẻ của cánh chim, chòm mây chiều.

* Cái tình trong thơ:

   + Bức tranh thiên nhiên là bức tranh tâm trạng của Bác, tình yêu thiên nhiên thể hiện qua những quan sát tinh tế của tác giả

   + Thiên nhiên được nhìn qua lăng kính tâm trạng nên thấm đượm màu tâm trạng

   + Tâm hồn của người luôn hướng tới sự sống, tìm về với sự sống

   + Đó là nỗ lực vượt thoát khỏi thực tại tù túng, chật hẹp vươn tới những điều tự do, cao đẹp

Câu 3 (Trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Hình ảnh bức tranh đời sống được cảm nhận qua hai câu thơ cuối: cụ thể, sinh động

- Hình ảnh cô thôn nữ xay ngô tối- hình ảnh con người nổi bật lên giữa trung tâm của bức tranh thiên nhiên

   + Thể hiện Bác quên đi đau khổ của bản thân để hòa nhập, cảm nhận cuộc sống của người dân lao động

   + Tình thương yêu của Người với những người dân nghèo khổ

   + Công việc nặng nhọc của người lao động được biểu hiện qua âm điệu khắc khổ của bài thơ

   + Sự vận động từ bức tranh thiên nhiên sang bức tranh đời sống cũng chính là xu hướng vận động chung của bài thơ

   + Hình ảnh con người trẻ trung, khỏe khoắn, sống động khiến cuộc sống người lao động đáng trân trọng, đáng quý hơn

   + Cấu trúc lặp “ma bao túc” tạo sự nhịp nhàng giữa những vòng quay của công việc, hoạt động xay ngô

   + Không gian được thu hẹp dần, từ trời mây bao la dần thu nhỏ lại, cuối cùng là cảnh bếp lửa hồng

   + Hình ảnh lao động gợi tới ước mơ thầm kín trở về nhà của người chiến sĩ cách mạng đang lưu lạc, xa quê

   + Bài thơ có sự chuyển động, ban đầu là gam màu u tối, về sau là gam màu sáng cho thấy niềm lạc quan yêu đời

Câu 4 (Trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2):

- Nghệ thuật tả cảnh của bài thơ vừa có nét cổ điển vừa có nét hiện đại

   + Bài thơ chủ yếu là gợi tả không phải miêu tả, nên có tính cô đọng, hàm súc cao

   + Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng linh hoạt để tạo tác hình ảnh thơ

   + Biện pháp điệp vòng nhấn mạnh vào chữ “hồng”- nhãn tự của bài thơ, xua đi mệt mỏi của người chiến sĩ tù đày

Bài 1(trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2):

- Mạch vận động của bài thơ từ tĩnh đến động, từ u buồn tới vui tươi, bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống

- Cảm quan của người chiến sĩ cách mạng biểu hiện trong cách nhìn sự sống vận động theo hướng tiến đến những điều tốt đẹp

- Sự vận động từ đầu đến hai câu sau: từ cảnh vật (cánh chim mỏi, chùm mây đơn lẻ) đến lòng người (từ nỗi buồn đến niềm vui)

Bài 2 (trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Hình ảnh tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh chính là hình ảnh cô gái xay ngô bên bếp lửa hồng

   + Sự sống của con người làm sáng bừng lên sự sống của cảnh vật

   + Con người trở thành trung tâm của bức tranh thiên nhiên, bức tranh sự sống

   + Hình ảnh bếp lửa hồng xua đi những u ám của khung cảnh lạnh lẽo

   + Câu thơ thể hiện niềm lạc quan, yêu đời, tình yêu thương của Người trước cuộc đời, cuộc sống

Bài 3 (trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Hai câu thơ của Hoàng Trung Thông thấy được bài thơ trong Nhật kí trong tù của Bác luôn có sự hài hòa chất thép và chất tình

- Chất thép: tinh thần chiến sĩ chủ động, bình tĩnh trước gian khổ, vượt lên hoàn cảnh bằng niềm lạc quan

- Chất tình: Tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống dung dị người lao động

Bài giảng: Chiều tối - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học