Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49: Thông điệp gửi người lớn về nạn xâm hại trẻ em mới nhất

Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49: Thông điệp gửi người lớn về nạn xâm hại trẻ em

Tải xuống

Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49: Thông điệp gửi người lớn về nạn xâm hại trẻ em

Năm nay, Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 có đề bài khá thú vị, đó là: "Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống" (Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in). Với đề bài năm nay, dự báo sẽ có không ít bức thư hay về thế giới và góc nhìn trong thời đại của công nghệ, đồng thời vẫn bám sát vào những mối quan tâm chính của xã hội.

Với mỗi chủ đề được chọn, cuộc thi viết thư quốc tế UPU hướng tới việc giúp các em tiếp cận và nhận thức các vấn đề của xã hội, của thời đại và thể hiện suy nghĩ của mình đối với những vấn đề này; bồi đắp, nuôi dưỡng tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với xã hội, đất nước và thế giới. Cuộc thi cũng là dịp để các em trau dồi tư duy và khả năng viết văn, và hiểu biết thêm về vai trò của Bưu chính trong đời sống xã hội

Theo ban tổ chức, cuộc thi viết thư UPU dành cho tất cả học sinh Việt Nam dưới 15 tuổi (tính đến 31/12/2019). Bài thi phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết được trình bày dưới dạng một bức thư viết dưới dạng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 800 từ.

Các bài dự thi viết bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt gửi kèm. Ban Giám khảo chấm bản tiếng Việt. Trong đó, bài viết rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy (bài đánh vi tính hoặc photocopy là không hợp lệ).

Thí sinh cần phải nhớ ghi đầy đủ thông tin ở góc trên cùng bên trái: họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố) hoặc địa chỉ gia đình. Bài dự thi không ghi đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại.

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 thông điệp gửi người lớn về vấn đề ô nhiễm môi trường

Thư gửi về người lớn!

Vấn nạn xâm hại tình dục ở trẻ em đang ngày càng nhức nhối, chỉ mới đây thôi em bé 7 tuổi ở Thái Bình đã bị gã biến thái cùng xã xâm hại tình dục bé. Sự trả giá của người lớn là đi tù còn với trẻ nhỏ tương lai, tinh thần của các em đã bị ảnh hưởng nặng nề.

Từ năm 2002, WHO ước tính có tới 150 triệu bé gái và 73 triệu bé trai bị xâm hại tình dục. Một phân tích tổng hợp của WHO từ 65 nghiên cứu tại 22 quốc gia năm 2014 cho thấy, tỷ lệ xâm hại tình dục cao nhất xảy ra ở châu Phi (34,4%) và châu Á (23,9%), trong khi ở châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 10,1% và 9,2%. Nam Phi là quốc gia có tỷ lệ xâm hại tình dục ở cả bé gái (43,7%) và bé trai (60,9%) cao nhất thế giới. Đối với các bé trai, tỷ lệ xâm hại tình dục trẻ em xếp sau Nam Phi là các quốc gia như Jordan (27%), Tanzania (25%), Israel (15,7%), Tây Ban Nha (13,4%), Australia (13%), Costa Rica (12,8%)… Trong khi đó, các nước xếp thứ hai về tỷ lệ xâm hại tình dục đối với bé gái là Australia (37,8%), Costa Rica (32,2%), Tanzania (31,0%), Israel (30,7%), Thụy Điển (28,1%), Mỹ (25,3%), Thụy Sĩ (24,2%)…

Số liệu thống kê các vụ bị phát hiện ở trên chỉ là “bề nổi của tảng băng” khi mà phần lớn hành vi xâm hại trẻ em chủ yếu xảy ra ở những nơi kín đáo hoặc ít ngờ tới, như trong nhà, ở trường học, thang máy… Thí dụ trường hợp của Kyle James Henk Daniels, 20 tuổi, một giáo viên dạy bơi bị buộc tội xâm hại tình dục hai bé gái 6 tuổi và 8 tuổi trong giờ học tại bể bơi Mosman, phía bắc TP Sydney (Australia). Ngoài ra, các bậc phụ huynh thường lo ngại con em mình có thể bị xâm hại do những kẻ lạ mặt, trong khi thực tế người thân quen hoặc thường xuyên gần gũi các em cũng có khả năng trở thành thủ phạm. Có không ít trường hợp đáng tiếc đã xảy ra như vụ việc mới đây do cặp đôi Justin David Garfield (39 tuổi) và Rosa Fabiola Garfield (36 tuổi), sống tại bang Iowa (Mỹ) bị buộc tội xâm hại tình dục với một bé gái 13 tuổi, là thành viên trong gia đình của chính thủ phạm.

Theo nghiên cứu của WHO, việc xâm hại tình dục là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, tâm lý của trẻ em. Về sức khỏe, xâm hại tình dục có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục, gây rối loạn tiêu hóa, gây một số bệnh phụ khoa, thậm chí lây bệnh qua đường sinh dục, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển cơ thể của các em trong tương lai. Xét trên phương diện tâm lý, trẻ bị xâm hại có thể mắc các triệu chứng trầm cảm, thường xuyên có thái độ lo sợ, tự ti từ đó làm suy giảm nhận thức và mất năng lực giao tiếp xã hội. Theo thời gian, các tổn thương tâm lý này có thể dẫn tới sự lạm dụng chất kích thích như rượu, bia và nặng hơn là các chất ma túy...

Tại Việt Nam, khung hình phạt đối với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em dưới 18 tuổi là từ 5 - 15 năm tù. Mức hình phạt sẽ nâng cao dần khi người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, như làm nạn nhân có thai, biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội… Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm. So các nước, những khung hình phạt như trên của nước ta dường như chưa đủ thích đáng so những hậu quả nghiêm trọng mà tội phạm ấu dâm gây ra.

Hiện nay, nạn xâm hại tình dục trẻ em đã biến tướng thêm hai hình thái mới là buôn bán tình dục trẻ em và phát tán văn hóa phẩm độc hại liên quan ấu dâm thông qua internet. Bởi vậy, việc ngăn chặn loại tội phạm này ngoài thực tế và trên mạng xã hội cần có những khung hình phạt nghiêm khắc, đủ sức răn đe hơn, song song các biện pháp quản lý, quan tâm sát sao từ phía gia đình và nhà trường.

Chúng tôi những đứa trẻ muốn sống cuộc sống an toàn và lành mạnh. Cuộc sống không có nạn xâm hại trẻ em.

Tải xuống

" title="Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49: Thông điệp gửi người lớn về nạn xâm hại trẻ em mới nhất" target="_blank">Download Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49: Thông điệp gửi người lớn về nạn xâm hại trẻ em mới nhất

Đề thi, giáo án các lớp các môn học