Tư pháp là gì ? Cơ quan tư pháp làm gì ?
Tư pháp là gì ? Cơ quan tư pháp làm gì ?
Tư pháp là gì ?
Tư pháp là đảm bảo sự công tư của pháp luật, bảo vệ nền công lý. Để thực hiện tư pháp sẽ có cơ quan tư pháp. Tư pháp thuộc 1 trong 3 nhánh chính của Tam quyền phân lập.
Cơ quan tư pháp là gì ?
Cơ quan tư pháp (hay hệ thống tư pháp) là một hệ thống tòa án để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp. Theo chủ thuyết tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp là phân nhánh chính của một chính thể, có trách nhiệm chính về việc diễn giải luật.
Cơ quan tư pháp làm gì ?
Cơ quan tư pháp phụ trách xử mọi vụ án cho đất nước, nhân dân… bao gồm 1 hệ thống Tòa án từ cấp nhỏ nhất cho đến Tòa án tối cao Quốc gia. Ở nhiều nước trên thế giới, để modvigil 200mg đảm bảo Tư pháp độc lập, khi xử án không vướng vào tình trạng phe phái thì các Quan tòa (Thẩm phán) phải do dân bầu lên và phải là những người không có đảng phái, không đc quyền tham gia đảng, không đc quyền lập đảng. Khi tòa án xảy ra tiêu tực thì Quốc hội (tức dân) có quyền tố cáo và cách chức Thẩm phán. Tòa án chỉ có quyền xử án, không có quyền đặt ra luật buy diazepam online pháp, cũng không có quyền bắt giữ người. Đừng đầu nhánh Tư pháp là Tòa án tối cao quốc gia, bao gồm 1 nhóm thẩm phán (thường là số lẻ) làm việc bằng cách bỏ phiếu… cơ quan quyền lực này có quyền xanax bars phán quyết 1 đạo luật là vi hiến và bãi bỏ nó. Cơ quan này cũng có quyền phán quyết những việc làm vi hiến của Tổng thống.
Quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013
Ở nước ta, quyền tư pháp cùng với quyền lập pháp và quyền hành pháp tạo thành quyền lực thống nhất của Nhà nước, mục đích thực hiện quyền tư pháp là xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh, bổ sung, thay đổi hoặc chấm dứt từ các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do Tòa án thực hiện bằng thủ tục tố tụng chặt chẽ, dân chủ, công khai và công bằng, nhằm khôi phục, duy trì trật tự pháp luật, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm, góp phần bảo đảm pháp luật được tôn trọng và chấp hành nghiêm minh. Tại khoản 3 Điều 2 và khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định:“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”; “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.”. Trong phạm vi bài viết này, tác giả giới hạn việc nghiên cứu về quyền tư pháp và cơ quan thực thi quyền tư pháp theo tinh thần quy định của Hiến pháp năm 2013, mà theo đó, hiện vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về quyền tư pháp và cơ quan thực hiện quyền tư pháp, bởi ngoài những quy định có liên quan tại Hiến pháp năm 2013, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung này.
1. Nhận thức về quyền tư pháp
Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến ở nước ta, quyền tư pháp và cơ quan thực thi quyền tư pháp được quy định rõ. Tuy nhiên, khái niệm về quyền tư pháp thì chưa được định nghĩa hoặc giải thích chính thống từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được hiểu một cách thống nhất, dẫn đến nhận thức có sự khác nhau về quyền tư pháp. Xoay quanh nội dung này, hiện có các nhóm quan điểm sau:
+ Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng: Quyền tư pháp được hiểu là hoạt động xét xử của Tòa án và những hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án, nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp chế, trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã hội. Nhóm quan điểm này, quyền tư pháp được thực hiện không chỉ bởi cơ quan xét xử (tòa án), mà cả Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra và các cơ quan trợ giúp tư pháp, như: Luật sư, Công chứng, Giám định, Tư vấn pháp luật,…Những người theo quan điểm này, căn cứ vào Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
+ Nhóm quan điểm thứ hai: Quyền tư pháp là quyền mà Nhà nước giao cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động,… theo trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp, bao gồm các thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục tố tụng dân sự, thủ tục tố tụng hành chính,… Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân , Cơ quan thi hành án đều thực hiện quyền tư pháp theo những mức độ khác nhau. Việc thực hiện quyền tư pháp của Tòa án gắn liền với chức năng xét xử và chỉ thực hiện khi và chỉ khi xét xử chứ không bao trùm cả chức năng điều tra, chức năng công tố và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân chỉ xảy ra khi vụ việc được chuyển đến Tòa án xem xét, giải quyết và hoàn toàn độc lập với hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát. Do vậy, Quyền tư pháp được hiểu là tập hợp những hoạt động cụ thể do cơ quan tư pháp thực hiện trong tố tụng tư pháp, liên quan trực tiếp đến việc giải quyết vụ án, các tranh chấp pháp luật, hướng tới mục đích giải quyết các vụ án, tranh chấp một cách khách quan, đúng đắn và các hoạt động liên quan đến thi hành các phán quyết của Tòa án, mà các hoạt động đó thuộc về cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và thi hành án.
+ Nhóm quan điểm thứ ba: Quyền tư pháp là lĩnh vực quyền lực Nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, quyết định áp dụng pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật. Theo quan điểm này, chủ thể thực hiện quyền tư pháp chỉ là Tòa án và hoạt động tư pháp chỉ là hoạt động xét xử. Nói đến tư pháp là nói đến lĩnh vực hoạt động xét xử của Tòa án và ngược lại. Cùng chung quan điểm này, theo PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, trong sách chuyên khảo “Thể chế Tư pháp trong Nhà nước pháp quyền”, NXB Tư pháp, năm 2004, trang 11, có viết: “Tư pháp là một lĩnh vực quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật”.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)