Thông tư 22-2016-TT-BTTTT mới nhất

Thông tư 22-2016-TT-BTTTT

Tải xuống

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Số: 22/2016/TT-BTTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2016

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại;

Căn cứ Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về quản lý và triển khai hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này được áp dụng đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.

Điều 3. Nội dung kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch, chương trình, kế hoạch của Chính phủ; mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thành phố; các văn bản hướng dẫn công tác thông tin đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông để xây dựng kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại dài hạn,trung hạn, hằng năm, gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Phân công tổ chức hoặc cá nhân phụ trách triển khai hoạt động thông tin đối ngoại.

2. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động thông tin đối ngoại.

3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ cấp phòng trở lên và các đối tượng tham gia hoạt động thông tin đối ngoại hằng năm về các nội dung trọng tâm sau đây:

a) Triển khai các văn bản quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại;

b) Phương pháp và kỹ năng công tác thông tin đối ngoại;

c) Kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;

d) Tình hình quốc tế và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước;

đ) Tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam và của tỉnh, thành phố;

e) Tình hình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới lãnh thổ quốc gia;

g) Phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về nhân quyền; tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam và của tỉnh, thành phố;

h) Quan hệ giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới (đối với các tỉnh có đường biên giới).

4. Xây dựng các đề án, dự án, các hoạt động thông tin đối ngoại thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

a) Thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Thông tin về tình hình quốc tế và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tình hình hội nhập quốc tế của tỉnh, thành phố;

c) Quảng bá hình ảnh của tỉnh, thành phố, tiềm năng về du lịch, xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh, thành phố;

d) Cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến tỉnh, thành phố được dư luận nước ngoài quan tâm; giải thích, làm rõ, đấu tranh với các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tỉnh, thành phố;

đ) Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới lãnh thổ của Tổ quốc;

e) Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của tỉnh, thành phố.

Điều 4. Kinh phí hoạt động thông tin đối ngoại

Nguồn kinh phí hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.Hằng năm, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ thông tin đối ngoại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí ngân sách địa phương để thực hiện theo quy định hiện hành.

Chương II

HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Điều 5. Cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh của tỉnh, thành phố

Thông tin quảng bá hình ảnh của tỉnh, thành phố được cung cấp qua các phương thức sau đây:

1. Hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Cổng/Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

3. Hệ thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của tỉnh, thành phố.

4. Xuất bản phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

5. Hệ thống thông tin đối ngoại tại các cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt.

6. Sản phẩm báo chí của các phương tiện thông tin đại chúng trong nước.

7. Sản phẩm của các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông nước ngoài.

8. Sản phẩm truyền thông phổ biến qua mạng internet.

9. Các hoạt động tiếp xúc, hợp tác với cơ quan báo chí nước ngoài.

10. Các hoạt động truyền thông của các sự kiện lớn tổ chức tại tỉnh, thành phố và ở nước ngoài.

11. Các phương thức hoạt động thông tin đối ngoại khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Cung cấp thông tin giải thích, làm rõ

1. Thông tin giải thích, làm rõ là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ, đấu tranh với các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tỉnh, thành phố.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức theo dõi và tổng hợp dư luận báo chí trong và ngoài nước về tình hình tỉnh, thành phố. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi phát hiện hoặc nhận được thông tin, tài liệu, báo cáo sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tỉnh, thành phố, có trách nhiệm thông báo tới Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan để phục vụ công tác quản lý.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động triển khai các biện pháp thông tin, tuyên truyền để bảo vệ và nâng cao uy tín, hình ảnh của tỉnh, thành phố thông qua các hình thức sau đây:

a) Ban hành Thông cáo báo chí giải thích, làm rõ thông tin sai lệch;người phát ngôn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh, thành phố;

b) Cử đại diện lãnh đạo hoặc người phát ngôn tham dự giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức để cung cấp thông tin giải thích, làm rõ cho các cơ quan báo chí khi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu;

c) Đăng tải thông tin giải thích, làm rõ trên cổng/trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Ủy ban nhân dân cấp huyện; các sản phẩm truyền thông của các cơ quan thông tấn, báo chí và các phương tiện khác, bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;

d) Cung cấp thông tin để các cơ quan thông tấn, báo chí giải thích làm rõ, đấu tranh với các thông tin sai lệch;

đ) Tổ chức cung cấp thông tin cho các lực lượng tham gia hoạt động thông tin đối ngoại và đồng bào ở khu vực biên giới, gồm các nội dung: Giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch; quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới.

4. Thông tin có nội dung bí mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 7. Hệ thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của tỉnh, thành phố

1. Hệ thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của tỉnh, thành phố là hệ thống dữ liệu được số hóa bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, giới thiệu về tỉnh, thành phố trên các lĩnh vực,cung cấp đến cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở trong và ngoài nước.

2.Hệ thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của tỉnh, thành phố là nguồn cung cấp thông tin chính thức về tỉnh, thành phố.

3. Hệ thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của tỉnh, thành phố được tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin đối ngoại.

4. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh, thành phố có trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu quảng bá hình ảnh của tỉnh, thành phố.

Điều 8. Hỗ trợ, hợp tác với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông, phóng viên nước ngoài

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì:

1. Xây dựng quy chế theo các quy định hiện hành, tạo điều kiện cho các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông, phóng viên nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố.

2. Xây dựng cơ chế hợp tác với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông, phóng viên nước ngoài thực hiện các sản phẩm truyền thông giới thiệu, quảng bá hình ảnh của tỉnh, thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài.

Chương III

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Điều 9.Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh, thành phố.

2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động thông tin đối ngoại.

3. Phê duyệt các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại dài hạn, trung hạn, hằng năm của tỉnh, thành phố.

4. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, bố trí cán bộ phụ trách công tác thông tin đối ngoại.

5. Cung cấp thông tin chính thức về tỉnh, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tới các cơ quan thông tấn, báo chí, cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.

6. Xây dựng hệ thống thông tin đối ngoại tại khu vực cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt (đối với các tỉnh có cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt).

7. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; báo cáo Bộ Ngoại giao trước khi tổ chức hoạt động và thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp thực hiện nội dung hoạt động thông tin đối ngoại.

8. Bảo mật thông tin trong phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định về bảo mật thông tin; có trách nhiệm thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh, thành phố.

9. Sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động thông tin đối ngoại theo phạm vi quản lý; định kỳ hằng năm gửi Kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 01 tháng 3, nội dung kế hoạch theo mẫu tại Phụ lục số 01 của Thông tư này; gửi Báo cáo tổng kết công tác thông tin đối ngoại về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 10 tháng 12, nội dung báo cáo theo mẫu tại Phụ lục số 02 của Thông tư này. Khi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu đột xuất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan.

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông

Tải xuống