Thông tư 20-2016-TT-BTTTT mới nhất

Thông tư 20-2016-TT-BTTTT

Tải xuống

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Số: 20/2016/TT-BTTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2016

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 45/2015/QĐ-TTG

NGÀY 24 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ

BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH VÀ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH BÁO CHÍ

Căn cứ Luật Bưu chính ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Quyết định số 45/2015/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư Hướng dẫn chi tiết thi hành Quyết định số 45/2015/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về danh mục dịch vụ, phương thức thực hiện cung ứng dịch vụ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc quản lý cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí.

2. Đối tượng áp dụng

a) Doanh nghiệp được Nhà nước chỉ định duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí quy định tại Điều 2 Quyết định số 45/2015/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí;

b) Các cơ quan báo chí: Báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, báo của Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí.

Điều 2. Dịch vụ bưu chính công ích

Dịch vụ bưu chính công ích là dịch cung ứng theo yêu cầu của Nhà nước, bao gồm:

1. Dịch vụ bưu chính phổ cập là dịch vụ thư cơ bản, có địa chỉ nhận, có khối lượng đơn chiếc đến 02 ki-lô-gam (kg), bao gồm:

a) Dịch vụ thư cơ bản trong nước;

b) Dịch vụ thư cơ bản từ Việt Nam đi các nước;

c) Dịch vụ thư cơ bản từ các nước đến Việt Nam.

2. Dịch vụ bưu chính phục vụ quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ đặc thù khác trong lĩnh vực bưu chính, cung ứng qua mạng bưu chính công cộng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 3. Dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí

Dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí là dịch vụ phát hành các loại báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Báo của Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qua mạng bưu chính công cộng.

Điều 4. Chất lượng và giá cước

Dịch vụ bưu chính công ích quy định tại Điều 2 và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí quy định tại Điều 3 được cung ứng theo chất lượng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí và giá cước dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí

1. Mạng bưu chính công cộng phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu theo các quy định tại Điều 6 Thông tư này;

2. Kế hoạch cung ứng dịch vụ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đánh giá mức độ hoàn thành trong hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí, quy định tại Điều 8 và Điều 11 Thông tư này.

Điều 6. Mạng bưu chính công cộng và trách nhiệm của doanh nghiệp được chỉ định duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng

1. Mạng bưu chính công cộng bao gồm các thành phần sau:

a) Hệ thống các điểm phục vụ gồm: bưu cục, điểm Bưu điện - Văn hóa xã, thùng thư công cộng và các hình thức khác dùng để chấp nhận thư cơ bản.

b) Các cơ sở khai thác gồm: bưu cục khai thác bưu chính quốc tế, liên tỉnh, nội tỉnh được kết nối bằng các tuyến vận chuyển và tuyến phát.

2. Quy mô mạng bưu chính công cộng phải đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

3. Doanh nghiệp được Nhà nước chỉ định duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng có trách nhiệm đảm bảo duy trì hệ thống các điểm phục vụ và các cơ sở khai thác của mạng bưu chính công cộng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí để cung ứng các dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Kế hoạch cung ứng dịch vụ công ích

1. Hàng năm, trước ngày 25 tháng 12, Bộ Thông tin và Truyền thông giao kế hoạch cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí. Nội dung kế hoạch bao gồm:

a) Sản lượng các dịch vụ bưu chính công ích quy định tại khoản 1, Điều 2 Thông tư này. Đơn vị tính chỉ tiêu kế hoạch là cái (thư);

b) Sản lượng từng loại báo, tạp chí theo quy định tại Điều 3 Thông tư này. Đơn vị tính chỉ tiêu kế hoạch là tờ (báo), cuốn (tạp chí);

c) Chất lượng dịch vụ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí; giá cước dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

d) Thời gian thực hiện kế hoạch cung ứng dịch vụ: từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm kế hoạch.

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp quản lý, duy trì mạng bưu chính công cộng:

Hàng năm, trước ngày 30 tháng 10 năm báo cáo, doanh nghiệp được Nhà nước chỉ định duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng gửi báo cáo kế hoạch cung ứng dịch vụ nêu tại khoản 1 Điều này về Bộ Thông tin và Truyền thông, 18 Nguyễn Du, Hà Nội. Nội dung báo cáo kế hoạch, bao gồm:

a) Tình hình thực hiện kế hoạch năm của năm báo cáo:

- Tình hình thị trường và công tác tổ chức thực hiện kế hoạch được giao;

- Ước thực hiện sản lượng theo kế hoạch cung ứng dịch vụ năm báo cáo:

Trong đó nêu rõ tình hình thực hiện kế hoạch 9 tháng, ước thực hiện cả năm. Đối với dịch vụ bưu chính công ích nêu tại khoản 1 Điều 2, số liệu báo cáo cụ thể đến từng nấc khối lượng thư. Đối với dịch vụ nêu tại Điều 3, số liệu báo cáo cụ thể đến từng loại báo, tạp chí.

- Ước thực hiện doanh thu cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí đạt được;

- Tình hình chấp hành các quy định của Nhà nước về chất lượng dịch vụ, giá cước dịch vụ;

- Những vi phạm và xử lý vi phạm (nếu có);

- Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân.

b) Đề xuất kế hoạch cung ứng dịch vụ năm kế hoạch:

- Đánh giá tình hình nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí qua mạng bưu chính công cộng;

- Đề xuất kế hoạch sản lượng dịch vụ năm kế hoạch: theo từng nấc khối lượng đối với từng loại dịch vụ nêu tại khoản 1, Điều 2 Thông tư này; từng loại báo, tạp chí phát hành nêu tại Điều 3 Thông tư này;

- Phương án tổ chức, quản lý thực hiện kế hoạch sau khi được giao. Trong đó nêu rõ phương án đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về chất lượng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí;

- Dự kiến doanh thu cung ứng dịch vụ theo kế hoạch sản lượng và giá cước dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;

- Các giải pháp khác đảm bảo thực hiện kế hoạch.

Báo cáo kế hoạch theo các mẫu biểu báo cáo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm thuyết minh nhu cầu đăng ký của các cơ quan báo chí về phát hành báo chí qua mạng bưu chính công cộng năm kế hoạch.

c) Đề xuất, kiến nghị.

3. Kế hoạch cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông giao theo quy định tại khoản 1 Điều này được gửi đến các cơ quan báo chí nêu tại Điều 3; đến tỉnh ủy, thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và gửi Bộ Tài chính.

4. Kết thúc năm thực hiện kế hoạch, chậm nhất là ngày 28 tháng 02 năm sau, doanh nghiệp được nhà nước chỉ định duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng có trách nhiệm báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông kết quả chính thức việc thực hiện kế hoạch năm trước liền kề theo các mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí

Bộ Thông tin và Truyền thông phân công, giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc thực hiện cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí, việc chấp hành các quy định của Nhà nước về giá cước dịch vụ, chất lượng dịch vụ.

Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan báo chí sử dụng dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí

Các cơ quan báo chí nêu tại Điều 3 Quyết định này có trách nhiệm:

1. Đăng ký kế hoạch phát hành các loại báo, tạp chí qua mạng bưu chính công cộng hàng năm với doanh nghiệp được Nhà nước chỉ định duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng.

2. Căn cứ kế hoạch phát hành các loại báo, tạp chí đã đăng ký với doanh nghiệp được Nhà nước được chỉ định duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng, và căn cứ giá cước phát hành do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định, hàng năm lập kế hoạch tài chính sử dụng dịch vụ phát hành báo, tạp chí và đề xuất nguồn kinh phí, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

3. Thỏa thuận, ký kết hợp đồng với doanh nghiệp được Nhà nước chỉ định duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng về cung ứng dịch vụ phát hành báo, tạp chí theo quy định; giám sát thực hiện hợp đồng; thực hiện tạm ứng, thanh toán kịp thời cho doanh nghiệp được Nhà nước chỉ định duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng theo hợp đồng cung ứng dịch vụ đã ký kết.

Điều 10. Quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ

1. Sử dụng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí qua mạng bưu chính công cộng theo chất lượng và giá cước do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

2. Giám sát, phản ảnh và khiếu nại doanh nghiệp do Nhà nước chỉ định duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng thực hiện việc cung ứng dịch vụ nêu tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư này đến các Sở Thông tin và Truyền thông địa phương và Bộ Thông tin và Truyền thông khi phát hiện doanh nghiệp do Nhà nước chỉ định duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng cung ứng dịch vụ vi phạm các quy định của pháp luật.

Điều 11. Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động báo chí

1. Căn cứ đánh giá:

a) Báo cáo của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ;

b) Báo cáo kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ;

c) Báo cáo kết luận thanh tra (nếu có);

d) Các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến quá trình thực hiện và kết quả cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và/hoặc dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí; về xử lý vi phạm trong lĩnh vực giá cước dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí (nếu có).

2. Tiêu chí đánh giá:

a) Mức độ hoàn thành kế hoạch sản lượng;

b) Mức độ hoàn thành quy định về chất lượng dịch vụ;

3. Xác định mức độ hoàn thành từng tiêu chí:

Tải xuống