Mức đóng BHXH 2020 mới nhất

Mức đóng BHXH 2020

Tải xuống

Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sẽ có một số điều khoản đến ngày 1.1.2018 mới có hiệu lực. Ttrong số đó chính là mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo đó quỹ BHXH được phân chia thành các quỹ thành phần sau:

• Quỹ ốm đau và thai sản

• Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

• Quỹ hưu trí tử tuất

Quỹ hưu trí và tử tuất được sử dụng để chi trả chế độ cho cả đối tượng tham gia bắt buộc và tham gia tự nguyện. Trước đây, hai quỹ này tách biệt.

Đồng thời, từ 1.1.2018 tiền lương đóng BHXH sẽ bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Cụ thể các bạn tham khảo bài Tổng hợp các khoản tính đóng và không tính đóng BHXH từ năm 2018 để nắm được các khoản tính đóng và không tính đóng BHXH từ năm 2018.

Từ 1.1.2018, mức đóng BHXH bắt buộc gồm các khoản sau:

• Quỹ hưu trí, tử tuất;

• Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

• Quỹ ốm đau, thai sản;

• Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; quỹ bảo hiểm y tế.

Căn cứ: Luật BHXH 2014, Luật Việc làm 2013, Nghị định 105/2014/NĐ-CP, Nghị định 44/2017/NĐ-CP  

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
Hưu trí Tai nạn lao động Ốm đau Hưu trí Tai nạn lao động Ốm đau
14% 0.5% 3% 1% 3% 8% - - 1% 1.5%
21.5% 10.5%
Tổng cộng 32%

Trong đó, chủ sử dụng lao động đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 0,5% quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 3% quỹ ốm đau thai sản; 1% quỹ bảo hiểm thất nghiệp, 3% quỹ bảo hiểm y tế.

Người lao động sẽ đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 1% quỹ bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% vào quỹ bảo hiểm y tế.

Tổng mức BHXH bắt buộc phải đóng của cả chủ sử dụng lao động và người lao động là 32%.

Bên cạnh đó, cũng từ ngày 1.1.2018, người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng cũng phải tham gia đóng BHXH bắt buộc. Hiện đối tượng lao động này không phải đóng BHXH bắt buộc.

Người lao động nước ngoài nếu đã được cấp giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2018 theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Tăng lương tối thiểu năm 2018

Chính phủ đã ban hành Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định về tăng mức lương tối thiểu vùng 2018, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Cho nên, mức đóng BHXH của người lao động từ ngày 1/1/2018 sẽ có sự thay đổi, cụ thể như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2018

Nghị định 141/2017/NĐ-CP

Mức lương thấp nhất để tham gia bảo hiểm bắt buộc
Đối với lao động chưa qua học nghề (làm công việc đơn giản nhất) Đối với lao động đã qua học nghề (cộng thêm 7%)
I 3.980.000 3.980.000 4.258.600
II 3.530.000 3.530.000/td> 3.777.100
III 3.090.000 3.090.000 3.306.300
IV 2.760.000 2.760.000 2.953.200

ĐVT: Đồng/Tháng

Lưu ý:

• Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở.

Hiện hành, mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng (theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP). Như vậy: Mức lương đóng BHXH bắt buộc không được cao hơn: 20 x 1.300.000 đồng/tháng = 26.000.000 đồng.

Từ ngày 01/07/2018, mức lương cơ sở sẽ là 1.390.000 đồng/tháng (theo Quyết định 1916/QĐ-TTg ngày 29/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2018.)

• Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Mặt khác, theo quy định tại Luật BHXH 2014, Luật việc làm 2013 và Nghị định 105/2014/NĐ-CP, tỷ lệ trích đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động theo mức lương tối thiểu là:  

Các khoản đóng theo BHXH Tỷ lệ (%)
BHTN 1
BHXH 8
BHYT 1,5
Tổng cộng 10,5

Do đó, mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu của người lao động từ ngày 01/01/2018 được quy định như sau:

Vùng Mức đóng BHXH tối thiểu của người lao động
I 4.258.600 x 10,5% = 447.153
II 3.777.100 x 10,5% = 396.595,5
III 3.306.300 x 10,5% = 347.161,5
IV 2.953.200 x 10,5% = 310.086

Tải xuống


Đề thi, giáo án các lớp các môn học