Cuộc thi tìm hiểu và sưu tập tem bưu chính năm 2016 mới nhất
Cuộc thi tìm hiểu và sưu tập tem bưu chính năm 2016
Cuộc thi tìm hiểu và sưu tập tem Bưu chính năm 2016
Chủ đề: “Tuổi trẻ Việt Nam qua con tem Bưu chính”
Họ và tên: ……………………………………………………………………….
Lớp: ………………: Trường: ……………………………………………………
Xã Mường Mùn - Huyện Tuần Giáo – Tỉnh Điện Biên .
Số điện thoại liên lạc: …………………………………………………………….
_____________________________________________
CÂU HỎI
Câu 1:Dưới đây là 3 mẫu tem giới thiệu về 3 gương mặt tiêu biểu của Tuổi trẻ Việt Nam. Em hãy cho biết vài nét về các nhân vật?
Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam
- Bộ Tem "Kỷ niệm 35 năm thành lập Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam" (MS 187 - Phát hành ngày 26/3/1966)
Lý Tự Trọng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1914 tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon – Thái Lan. Quê gốc ông ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Cha ông là Lê Hữu Đạt, mẹ là Nguyễn Thị Sờm, đều là những Việt kiều sống ở Nakhon; họ gốc của ông vốn là Lê Hữu song đến đời ông thì được đặt thành Lê Văn. Ông có đông anh chị em gồm: Lê Văn Đại, Lê Văn Tăng, Lê Văn Năng, Lê Thị Sáu, Lê Thị Bảy,...
- Năm 1923, khi mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, và hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1926, Lý Tự Trọng về nước
hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết viên mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Lareni. Tuy nhiên, sau đó ông đã bị bắt giam vào Khám Lớn và bị kết án tử hình ngày 20 tháng 11
năm 1931 khi mới 17 tuổi. Sự kiện này làm dấy lên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở Khám Lớn khiến từ đó cai ngục tại đây luôn gọi Lý Tự Trọng là "Ông Nhỏ".
- Hình ảnh Lý Tự Trọng được giới thiệu trên tem Bưu chính thông qua các bộ tem: Bộ tem gồm 01 mẫu do họa sỹ Nguyễn Kim Điệp thiết kế, khuôn khổ 30x50(mm), in ốp-xét nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ. Nổi bật trên hình ảnh mẫu tem chân dung anh Lý Tự Trọng dưới lá cờ Đảng và huy hiệu Đoàn Thanh niên
“Kỷ niệm 50 năm ngày anh hùng Võ Thị Sáu hy sinh (23-01-1952 – 23-01-2002)"
Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu có cha tên Võ Văn Hợi và mẹ tên là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương.
- Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 tại Trận chiến Đất Đỏ, chị bị chính quyền Pháp bắt sau khi đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội".
- Tòa án binh Pháp kết án tử hình chị vào tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đem chị đi thủ tiêu.
- Mộ của Võ Thị Sáu hiện đang còn ở Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo. Ngày 2 tháng 3 năm 1993, Chủ tịch Nước Lê Đức Anh ký Quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Hình ảnh chị Võ Thị Sáu được giới thiệu trên tem Bưu chính Việt Nam thông qua các bộ tem:
- Bộ Tem "Nam Bộ kháng chiến" (MS 39 - Phát hành ngày 23/9/1958)
Bộ tem giới thiệu hình ảnh chị Võ Thị Sáu, người con gái Đất Đỏ, bất khuất, kiên cường, đã anh dũng hy sinh ở tuổi trăng tròn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Bộ tem gồm 01 mẫu do họa sỹ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, khuôn khổ 43x32(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp in tem Bưu điện
- Bộ Tem "Kỷ niệm 50 năm ngày anh hùng Võ Thị Sáu hy sinh" (MS 877 - Phát hành ngày 23/01/2002)
Kim Đồng đi liên lạc
- Thể hiện hình ảnh anh Kim Đồng đang đi liên lạc cho cách mạng, một hình ảnh tượng trưng cho người chiến sỹ giao liên trong thời kỳ kháng chiến
- Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim
Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động
các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu,
đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.
- Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu
quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội
trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể
hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác,
bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực
lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình
thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực
lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ
rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã
nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam
noi theo.
- Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Nhà nước truy
tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
- Hình ảnh anh Kim Đồng, một chiến sỹ giao liên cách mạng được giới thiệu trên
tem Bưu chính Việt Nam thông qua bộ tem "Kỷ niệm 35 năm truyền thống ngành
Bưu điện" (MS 367 - Phát hành ngày 15/8/1980).
Câu 2:Em hãy cho biết tính tới dịp kỷ niệm 85 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có bao nhiêu bộ tem kỷ niệm ngày thành lập Đoàn đã được phát hành? Đó là những bộ tem nào?
Trả lời
Tính tới dịp kỷ niệm 85 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có những bộ tem kỷ niệm ngày thành lập Đoàn đã được phát hành đó là:
1. Bộ Tem "Kỷ niệm 35 năm thành lập Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam" (MS 187 - Pháthành ngày 26/3/1966). Bộ tem gồm 01 mẫu do họa sỹ Nguyễn Kim Điệp thiết kế, khuôn khổ30x50(mm), in ốp-xét nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ. Nổi bật trên hình ảnh mẫu tem chân dung anh Lý Tự Trọng, người thanh niên Cách mạng dưới lá cờ Đảng và huy hiệu Đoàn Thanh niên
2. Bộ Tem "Kỷ niệm 40 năm thành lập Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam" (MS 257 – Phát hành ngày 07/9/1971). Bộ tem gồm 01 mẫu do họa sỹ Huỳnh Văn Gấm thiết kế, khuôn khổ35x45(mm), in ốp-xét nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ. Nổi bật trên hình ảnh mẫu tem là chân dungBác Hồ cùng với các tầng lớp thanh niên Việt Nam với mục tiêu "Sống chiến đấu, lao động và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại".
3. Bộ Tem "Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh" (MS 858 -Phát hành ngày 26/3/2001). Bộ tem 01 mẫu giới thiệu hình ảnh các Thanh niên tình nguyện-những tri thức trẻ trong sắc phục đặc trưng. Họ là lớp người kế thừa truyền thống các lớp đànanh, đi tiên phong trong mọi lĩnh vực, sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì để góp phần xâydựng đất nước phát triển và giàu mạnh, sánh vai cùng các cường quốc trong một thế giới hoà bình và phồn thịnh. Đây chính là nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Bộ tem do họa sỹ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, khuôn khổ 32x43(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện.
4. Bộ Tem "Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh" (MS 858 -Phát hành ngày 26/3/2011). Năm 2011 đánh dấu chặng đường 80 năm lịch sử vẻ vang của ĐoànTNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam, là năm được Đảng và Nhà nước chọn làm Năm Thanh niên. Đây là dịp quan trọng để mỗi đoàn viên, thanh niên ôn lại lịch sử, truyền thống hào hùng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đồng thời là cơ hội để chúng ta thể hiện trách nhiệm và vai trò của tuổi trẻ trong việc kế thừa và phát huy truyền thống, xung kích trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn, Bộ Thông tin & Truyền thông phát hành đặc biệt bộ tem "Kỷ niệm 80 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh(26/3/1931 - 26/3/2011)". Bộ tem gồm 01 mẫu, giá mặt 2000đ: giới thiệu hình ảnh chủ đạo biểu trưng của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, trên nền màu xanh và những cánh hoa sen cách điệu thể hiện sự tôn vinh đối với lớp lớp thế hệ thanh niên “áo xanh” Việt Nam được tôi luyện trong đấu tranh, trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 80 năm qua, luôn kế thừa, phát huy những truyền thống quý báu và bản chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, luôn tình nguyện, tiên phong trong mọi lĩnh vực, sẵn sàng đi bất cứđâu, làm bất cứ việc gì để góp phần xây dựng đất nước phát triển và giàu mạnh, sánh vai cùngcác cường quốc trong một thế giới hoà bình và phát triển.
Bộ tem do họa sỹ Lê Huy và Vũ Kim Liên thiết kế, khuôn khổ 43x32(mm), in ốp-xét nhiều màutại Xí nghiệp In tem Bưu điện
Câu 3: Em hãy cho biết mẫu tem dưới đây được phát hành nhân dịp kỷ niệm sự kiện gì? Em hãy sắp xếp các mẫu tem theo trình tự sự kiện và nêu vài nét về các sự kiện đó?
1. Bộ Tem "Kỷ niệm 20 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong" (MS 83 - Phát hànhngày 02/5/1961). Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Đỗ Việt Tuấn thiết kế, khuôn khổ 44x33(mm),in ốp-xét ba màu tại nhà in Tiến Bộ.
2. Bộ Tem "Kỷ niệm 25 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt nam" (MS 191 -Phát hành ngày 01/6/1966). Bộ tem gồm 01 mẫu do họa sỹ Nguyễn Kim Điệp thiết kế, khuônkhổ 30x50(mm), in ốp-xét hai màu tại nhà in Tiến Bộ.
3. Bộ Tem "Chào mừng 50 năm Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh" (MS 619 - Pháthành ngày 15/5/1991). Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Nguyễn Thị Sâm thiết kế, khuôn khổ31x46(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện.
4. Bộ Tem "Kỷ niệm 60 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh" (MS 862- Phát hành ngày 15/5/2001). Bộ tem gồm 01 mẫu, giá mặt 400đ, giới thiệu hình ảnh Bác Hồvới Thiếu nhi Việt Nam. do họa sỹ Nguyễn Du thiết kế, khuôn khổ 32x43(mm), in ốp-xét nhiềumàu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện.
Câu 4: Nếu có cơ hội giới thiệu với bạn bè quốc tế về tuổi trẻ Việt Nam thông qua một bộ sưu tập tem, em sẽ chọn những mẫu tem nào, kèm theo thuyết minh để trình bày về chủ đề này?
Trả lời
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trên tem Bưu chính
Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì những quyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc.
Cổng thông tin điện tử Bưu điện Việt Nam tổng hợp giới thiệu các bộ tem Bưu chính Việt Nam phát hành về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
1. Bộ Tem "Kỷ niệm 20 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong" (MS 83 - Phát hành ngày 02/5/1961)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Đỗ Việt Tuấn thiết kế, khuôn khổ 44x33(mm), in ốp-xét ba màu tại nhà in Tiến Bộ.
2. Bộ Tem "Kỷ niệm 25 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt nam" (MS 191 - Phát hành ngày 01/6/1966)
Bộ tem gồm 01 mẫu do họa sỹ Nguyễn Kim Điệp thiết kế, khuôn khổ 30x50(mm), in ốp-xét hai màu tại nhà in Tiến Bộ.
3. Bộ Tem "Chào mừng 50 năm Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh" (MS 619 - Phát hành ngày 15/5/1991)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Nguyễn Thị Sâm thiết kế, khuôn khổ 31x46(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện.
4. Bộ Tem "Kỷ niệm 60 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh" (MS 862 - Phát hành ngày 15/5/2001)
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã phát triển nhanh chóng, rộng khắp cả nước, là hạt nhân nòng cốt trong các phong trào của Thiếu nhi và là đội dự bị bổ xung thường xuyên lực lượng cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Được Đảng và Nhà nước quan tâm, chăm sóc, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày càng phát triển mạnh mẽ, các phong trào thi đua của Đội ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung : "Nói lời hay, làm việc tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ". Và từ các phong trào thi đua đã nhân lên nhiều đội viên xuất sắc là tấm gương sáng để thiếu nhi cả nước học tập và noi theo.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem "Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/5/2001)".
Bộ tem gồm 01 mẫu, giá mặt 400đ, giới thiệu hình ảnh Bác Hồ với Thiếu nhi Việt Nam.
Bộ tem gồm 01 mẫu do họa sỹ Nguyễn Du thiết kế, khuôn khổ 32x43(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện.
Câu 5: Em hãy viết bài cảm nhận về một gương thanh, thiếu nhi tiêu biểu mà em biết (bài viết không quá 1000 từ).
Anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính
Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12-9-1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).
Vừ A Dính là con thứ ba của ông Vừ Chống Lầu (sinh năm 1899) và bà Sùng Thị Plây (sinh năm 1901).
Gia đình Vừ A Dính là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo.
Bố Vừ A Dính là cán bộ Việt Minh của địa phương đã bị thực dân Pháp bắt và giam cầm tại nhà tù Sơn La. Ông đã bị thực dân Pháp thủ tiêu tại nhà tù Sơn La năm 1949. Ông Vừ Chống Lầu được Đảng và Nhà nước truy tặng là liệt sĩ ngày 5-9-1964.
Mẹ A Dính là bà Sùng Thị Plây - một cơ sở kháng chiến của địa phương. Trong một đợt càn của địch vào Pú Nhung, vì nghi ngờ tiếp tế cho Việt Minh nên bà bị bắt cùng với bố chồng và bảy người con (chị gái và các em của Vừ A Dính) mang về giam tại đồn Bản Chăn. Rất may là người anh trai Vừ Gà Lử của Dính hôm ấy vào núi nên không bị bắt. Trong thời gian bà và cả nhà bị giam tại đồn Bản Chăn, Vừ A Dính được đơn vị phái xuống tìm cách liên lạc và nắm tình hình địch để chuẩn bị cho bộ đội đánh đồn. A Dính đã nhiều lần liên lạc được với mẹ. Khi nắm được tin giặc Pháp chuẩn bị đưa quân lên đánh khu du kích ở Pú Nhung, bà đã trốn trại ra bìa rừng gặp Vừ A Dính cấp báo tin này. Bà còn chuyển cho Vừ A Dính hơn 100 viên đạn lấy trộm được của giặc. Trên đường trở về trại giam, một tốp lính đi tuần phát hiện ra bà. Tuy khám người bà không thu được gì nhưng chúng nghi bà liên lạc với Việt Minh nên đã khám nơi giam cầm bà. Địch đã phát hiện ra nhiều đạn mà bà và các con cùng những người bị giam giữ trong trại đã lấy trộm của lính Pháp trong khi đi làm phu dịch. Giặc pháp đã lôi cả 22 người trong trại giam ra bắn chết. Ông nội, mẹ, chị gái và các em - 9 người trong gia đình Vừ A Dính đã bị bắn chết. Bà Sùng Thị Plây được Đảng và Nhà nước truy tặng Liệt sĩ ngày 14-10-1964. Mẹ của Vừ A Dính đã được Chủ tịch Nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đợt đầu tiên (năm 1994) vì có chồng, con và bản thân là liệt sĩ.Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12-9-1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).Vừ A Dính là con thứ ba của ông Vừ Chống Lầu và bà Sùng Thị Plây. Gia đình Vừ A Dính là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo. Vừ A Dính sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Mông có truyền thống yêu nước và cách mạng, cha mẹ đều là liệt sĩ. Ngay từ nhỏ, Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược.
Mới 13 tuổi Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Đội vũ trang của Vừ A Dính hoạt động trên một địa bàn rất rộng, từ châu Điện Biên ra châu Tuần Giáo rồi ngược lên châu Tủa Chùa. Dấu chân của Dính và đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện. Trung tuần tháng 6 năm 1949, giặc Pháp huy động tổng lực quân lính từ các đồn trong khu vực để vây ráp hòng tiêu diệt đội vũ trang Tuần Giáo của Vừ A Dính. Gần một nghìn quân đổ về khu căn cứ Pú Nhung từ nhiều ngả đường.
Trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc, Vừ A Dính không may bị giặc bắt và tra tấn bằng những hình thức dã man, đánh đến anh gãy hết tay chân nhưng vẫn không lay chuyển nổi ý chí của anh. Chiều tối ngày 15-6-1949. Vừ A Dính đã anh dũng hy sinh bởi loạt đạn của quân thù bên gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi. Vừ A Dính đã hy sinh trong tư thế hiên ngang không một chút run sợ.
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi của đội vũ trang Tuần Giáo đã khép lại nhưng khí phách trung kiên bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc
Ngay cái đêm Vừ A Dính hy sinh, chứng kiến cái chết hiên ngang, anh dũng của Vừ A Dính, hơn mười tên lính ngụy đã bỏ trốn khỏi hàng ngũ của địch. Vừ A Dính đã hy sinh trong tư thế hiên ngang không một chút run sợ. Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi của đội vũ trang Tuần Giáo đã khép lại nhưng khí phách trung kiên bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc. Chứng kiến tấm gương hy sinh oanh liệt của Dính những lính ngụy và những người bị địch bắt đi phu đã truyền kể đi khắp các bản làng Tuần Giáo. Bên bếp lửa hồng trong các gia đình người Mông, người Xá, người Thái khắp vùng Tây Bắc, người ta tự hào kể cho con cháu nghe về tấm gương hy sinh bất khuất của một cậu bé người Mông ở Pú Nhung... Sau này, thi thể của Dính đã được tổ chức của ta và gia đình đưa về an táng tại Pú Nhung. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, các anh bộ đội huyện Tuần Giáo, đồng đội của Dính cùng tổ chức Đảng và chính quyền địa phương đã đưa hài cốt liệt sĩ Vừ A Dính về lập mộ tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Tuần Giáo.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)