Chỉ số EQ bao nhiêu là cao? mới nhất

Chỉ số EQ bao nhiêu là cao?

Chỉ số EQ bao nhiêu là cao?

Chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) được hiểu là khả năng nhận biết, đánh giá và kiểm soát được cảm xúc của bản thân cũng như thấu hiểu và chế ngự được cảm xúc.

Chỉ số EQ bao nhiêu là cao?

Test EQ xuất hiện từ thập niên 80 của thế kỉ trước và dần trở thành phổ biến sau khi cuốn sách “Emotional Intelligence” của Daniel Goleman xuất bản. Vậy nên nhiều người vẫn thắc mắc là chỉ số EQ bao nhiêu là cao.

I. Thông tin cần biết về chỉ số EQ

Người ta thường nói “Với IQ người ta lựa chọn bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không hẳn là người có IQ cao nhất mà có họ EQ cao nhất. EQ thể hiện khả năng của 1 người hiểu rõ chính bản thân mình và thấu hiểu người khác ít nhiều giống với những khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và trí thông minh giữa người với người. Hơn thế, chúng còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát được cảm xúc.

Người có chỉ số EQ cao dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong 1 tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn các “thiên tài đơn độc” (mà trong thời đại bây giờ, tính tập thể trong công việc là vô cùng quan trọng).

Chỉ số EQ bao nhiêu là cao?

Chỉ số EQ một phần là bẩm sinh tuy nhiên chúng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Vấn đề giáo dục tình cảm của con người phải được thực hiện từ khi sinh ra hệ thần kinh chưa trưởng thành, để trong tương lai có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với chỉ số IQ, mà mục đích của giáo dục chính là phát triển song song 2 chỉ số này. Có những người được thiên phú cả 2, nhưng không ít người lại thiếu cả 2.

II. Bài kiểm tra chỉ số EQ

Chỉ số EQ bao nhiêu là cao?

Trắc nghiệm chỉ số cảm xúc (EQ) để giúp bạn tìm hiểu và cải thiện bản thân chứ không phải là để tìm kiếm lỗi lầm. Chính vì vậy, hãy đánh giá bản thân qua những tình huống dưới đây và cho điểm mỗi câu từ 1 tới 5 điểm (1 là có ít và 5 là có nhiều).

Tổng hợp 12 câu hỏi như sau:

1. Tôi vẫn cảm thấy thoải mái và tự tin dưới áp lực.

2. Tôi có thể quản lý cảm xúc tiêu cực, không để trở thành đau khổ.

3. Tôi tập trung, không bỏ sót cả các chi tiết nhỏ trong công việc.

4. Tôi sẵn sàng thừa nhận với những sai lầm của mình.

5. Tôi nhạy cảm trước tâm trạng và những cảm xúc của người khác.

6. Tôi có thể nhận thức phản hồi hoặc những chỉ trích mà không trở thành cố chấp.

7. Tôi nhanh chóng lấy lại được bình tĩnh khi tôi giận dữ hoặc buồn bã.

8. Tôi luôn có cảm giác trung thực trong khi giao tiếp.

9. Tôi có thể chấp nhận thực tế nhanh chóng sau thất bại.

10. Tôi nhận thức được hành động của mình tác động như thế nào với người khác.

11. Tôi chú ý lắng nghe mà không vội vã đi đến kết luận.

12. Tôi có 1 kế hoạch (mỗi tháng 1 lần hoặc mỗi quý) để xem xét lại hững mục tiêu của tôi như thế nào, có thật sự tôi muốn sống cuộc sống của tôi như thế hay không?

III. Cách tính số điểm của bài kiểm tra chỉ số EQ

Chỉ số EQ bao nhiêu là cao?

Bạn hãy cộng tất cả số điểm của 12 câu trên, mỗi câu từ 1 tới 5 điểm (1 là có ít và 5 là có nhiều). Sau đây là những gợi ý để bạn biết chỉ số EQ bao nhiêu là cao nhé:

Điểm số từ 12-24

Chúc mừng sự thẳng thắn của bạn! Mặc dù bạn có thể là 1 chuyên gia kỹ thuật hoặc có IQ rất cao, tuy nhiên chỉ số cảm xúc - EQ của bạn là khá thấp. Nó cho thấy rằng, có thể bạn có một số công việc để làm. Dù vậy nếu với chỉ số cảm xúc này, bạn có thể thấy mình thường bị chán nản, hay mất phương hướng trong cuộc sống.

• Bạn có thể dừng lại và chờ đợi để cho cảm xúc mạnh mẽ vượt qua trước khi bạn phản ứng hoặc để cho cảm xúc lấn át?

• Bạn có để tính nông nổi của mình điều khiển - thay vì thiết lập kế hoạch của riêng bạn dựa trên khả năng thực tế?

• Bạn đáp ứng với những thách thức cuộc sống bằng nỗi sợ hãi và sự bất an chứ không phải là đam mê và mục đích?

Đừng tuyệt vọng! Trí thông minh cảm xúc không hẳn là bẩm sinh - nó có thể được học hỏi và cải thiện. Mọi người có thể điều chỉnh, nâng cao nó, "Nếu cuộc sống là 10% những gì xảy ra với chúng ta và 90% là do cách chúng ta phản ứng thế nào, thì chính chúng ta nắm giữ quyền tạo ra cuộc sống mà chúng ta muốn!"

Điểm số từ 25 – 34

Những người có chỉ số cảm xúc thuộc phạm vi này thường thấy mình hụt hẫng so với các đồng nghiệp và ngay cả người thân của họ. Họ dường như ít có khả năng để đối phó với những sự thay đổi, căng thẳng và khó khăn. Một vài người cũng gặp trầm cảm hay cảm thấy mất mát trong cuộc sống.

• Bạn có để tính nông nỗi điều khiển - thay vì thiết lập kế hoạch của riêng bạn dựa trên khả năng của mình?

• Bạn đáp ứng với những thách thức cuộc sống bằng nỗi sợ hãi và bất an chứ không phải là những đam mê và mục đích?

Nâng cao EQ giúp mối quan hệ trở nên tốt hơn, sức khỏe nhiều hơn và một cuộc sống hạnh phúc hơn! Để thực hiện được việc này, bạn có thể bắt đầu từ việc tự nhận thức làm nền tảng để nâng cao chỉ số EQ. Hãy tự hỏi mình:

• Những tình huống thường tạo ra căng thẳng cho bạn? Làm thế nào để bạn xử lý tình huống này?

• Những suy nghĩ tiêu cực gì thường xuất hiện trong tâm trí của bạn? Chúng là những tưởng tượng hay là thực tế?

• Bạn có sợ khi chia sẻ nhu cầu và cảm xúc của bạn với người khác?

Nếu chúng ta gặp khó khăn khi thể hiện những nhu cầu tình cảm - nếu chúng ta thường xuyên quan tâm tới những người khác nghĩ gì với nhu cầu riêng của mình - đó chính là điều sẽ đưa đến cảm giác trống rỗng, thù địch, hoặc chán nản vào một ngày nào đó. Đừng để những điều này xảy ra đối với bạn! Hãy chăm sóc bản thân mình! Quan tâm tới nhu cầu của bạn. Đây là bước quan trọng để gây dựng trí thông minh cảm xúc EQ.

Bạn sẽ hạnh phúc hơn và những người xung quanh bạn sẽ đồng cảm với bạn nhiều hơn. Mong rằng những thông tin trên đây bạn sẽ biết được chỉ số EQ bao nhiêu là cao rồi đấy. Chúc các bạn thành công


Đề thi, giáo án các lớp các môn học