Cách tính tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần mới nhất năm 2019 mới nhất
Cách tính tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần mới nhất năm 2019
Cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần
Theo Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định về Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:
"1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
d) Ra nước ngoài để định cư.
2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu".
Và tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
"Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội".
Sau 12 tháng ngừng đóng Bảo hiểm xã hội bạn mới có thể nhận trợ cấp Bảo hiểm xã hội một lần. Mức trợ cấp Bảo hiểm xã hội 1 lần = 1,5 tháng lương bình quân đóng Bảo hiểm xã hội cho mỗi năm.
Theo Khoản 5 Điều 28 Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội quy định: nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính, từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm, từ 6 tháng đến 12 tháng tính tròn 1 năm.
Tại Khoản 2 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: "Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội".
Ví dụ:
Công nhân A có làm cho công ty ở Hồ Chí Minh và có tham gia Bảo hiểm xã hội. A đã nghỉ việc vào tháng 7/2013, đến tháng 8/2014 A muốn lấy tiền Bảo hiểm xã hội một lần thì cho hỏi A nhận được tổng số tiền bao nhiêu.Thời gian đóng bảo hiểm của A như sau:
Tháng 01/2010 - 12/2010 mức lương đóng BH là:1.200.000
Tháng 01/2011 - 09/2011 mức lương đóng BH là:1.445.000
Tháng 10/2011 - 12/2011 : 2.140.000
Tháng 07/2012 - 10/2012 : 2.140.000
Tháng 11/2012 - 02/2013 : nghỉ thai sản
Tháng 03/2013 - 07/2013 : 2.515.000
Cách tính:
Tháng 01/2010 - 12/2010: thời gian 12 tháng - mức lương là 1.200.000:
1.200.000x12=14.400.000.
Tháng 01/2011 - 09/2011: 1.445.000x9=13.005.000.
Tháng 10/2011 - 12/2011: 2.140.000x3= 6.420.000.
Tháng 07/2012 - 10/2012 : 2.140.000x4=8.560.000.
Tháng 03/2013 - 07/2013: 2.515.000x5=12.575.000.
Tổng thời gian là: 12+9+3+4+5= 33 tháng.
Tổng số lương là:
14.400.000+13.005.000+6.420.000+8.560.000+12.575.000 = 54.960.000.
Mức lương bình quân là: 54.960.000/33= 1.665.455.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là: 3 năm 1 tháng.
Trợ cấp Bảo hiểm xã hội 1 lần: 1.665.455x3x1,5= 7.494.545.
Như vậy, bạn sẽ nhận được tổng số tiền bảo hiểm 1 lần là 7.494.545 đồng.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)