Cách tạo LISTBOX trong excel mới nhất

Cách tạo LISTBOX trong excel

Cách tạo LISTBOX trong excel – Drop list động rất thông minh

Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn Cách tạo LISTBOX trong excel chỉ với 02 bước đơn giản. Áp dụng cho excel 2003, 2007, 2010, 2013, 2016. Giới thiệu tới các bạn cả mẫu Drop list động rất thông minh để các bạn tham khảo và nâng cao khả năng vận dụng.

1. Hướng dẫn cách tạo Listbox trong excel (cơ bản)

Trước tiên, bạn hãy xem hình dưới đây xem có đúng là điều bạn muốn học không nhé.

Cách tạo LISTBOX trong excel

Nếu đúng thì bạn hãy xem phần hướng dẫn chi tiết dưới đây. Ngược lại, bạn hãy dùng công cụ search ở trên cùng của website để tìm điều bạn cần nhé.

Now, let’s go!

Bước 1:

Muốn có list để chọn thì cần xây dựng list sẵn từ bên ngoài. Như cột mã hàng trong Danh mục hàng hóa, cột Mã KH/ NCC trong danh mục KH/ NCC

Ví dụ: Xây dựng list danh sách các nước như ở vùng ô B6:B10 (được coi là danh sách nguồn của listbox)

Cách tạo LISTBOX trong excel

Bước 2: Tạo list box

Click chuột để Chọn ô B2. Hoặc chọn nhiều ô cùng lúc, nếu bạn muốn áp dụng cho nhiều ô.

Tiếp đến ta thao tác như sau:

• Thanh ribbon => Data => Data validation

• Trong bảng data validation, chọn allow là List và source chính là địa chỉ vùng ô chứa danh sách nguồn.

Cách tạo LISTBOX trong excel

Lưu ý:

• Với excel 2003 không có thanh ribbon thì ở mục số 2 bạn phải chọn Menu Data trước.

• Mục 05: bạn có thể đánh thẳng địa chỉ vùng ô hoặc dùng chuột để chọn vùng ô chứa danh sách nguồn nhé

• Trong phần source, bạn có thể đánh trực tiếp các mục trong list. Ví dụ: Philippines, Pakistan, Bỉ,… Và có tác dụng tương tự với địa chỉ ô của vùng danh sách nguồn.

2. Một số ứng dụng của Listbox trong công việc

– Sổ kế toán chi tiết, sổ cái và hệ thống tài khoản kế toán

Với người làm kế toán thì đây được coi là ứng dụng phổ biến nhất khi dùng data validation.

Thay vì phải tạo mỗi sheet một sổ chi tiết/ sổ cái thì ta dùng công thức kết hợp với data validation sẽ tạo được một sheet sổ chi tiết động rất hay và hữu ích.

– Bảng kê nhập hàng/ xuất hàng và Danh mục hàng hóa

Trước tiên, ta phải biết Danh mục hàng hóa là nơi lưu trữ danh sách tất cả các mặt hàng của Doanh nghiệp gồm: Mã, Tên hàng hóa, Đơn vị tính.

Khi nhập hàng hoặc xuất hàng, một mặt hàng có thể xuất hiện nhiều lần.

Và ta không thể mỗi lần nhập hoặc xuất lại phải đánh cả mã, tên và đơn vị tính được.

Khi đó ta sẽ kết hợp data validation để tạo list mã hàng, sau đó dùng hàm Vlookup để tìm tên hàng hóa.