Bài thu hoạch chuyên đề 2018 mới nhất

Bài thu hoạch chuyên đề 2018

Tải xuống

Bài thu hoạch chuyên đề 2018

................., ngày ... tháng ... năm .....

BÀI THU HOẠCH

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên

Kính gửi: Trường ...........................................

- Họ và tên:............................................................................................................................................................................................

- Chức vụ:..............................................................................................................................................................................................

- Đơn vị Công tác tại:............................................................................................................................................................................

Qua học tập và nghiên cứu chuyên đề về xây dựng phong cách tác phong công tác của người đứng đầu của cán bộ đảng viên của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, tôi xin trình bày những nhận thức, những kết quả thực hiện cụ thể của bản thân như sau:

Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm phát huy tinh thần làm chủ, ý thức trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của mọi người, từ đó nâng cao chất lượng thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đó là vấn đề lớn cần kiên trì, có quyết tâm cao, trước mắt cần hướng mạnh vào thực hiện tốt các nội dung sau:

Nâng cao tính đảng, tính nguyên tắc.

Phẩm chất hàng đầu của người cán bộ, đảng viên là lòng trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Phẩm chất này quán xuyến trong mọi hoạt động của người cán bộ lãnh đạo theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Và thường ngày, tuỳ điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng cụ thể mà người cán bộ, đảng viên có thể sử dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau để thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Làm bất cứ công việc gì, trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào, người cán bộ, đảng viên phải luôn xuất phát từ đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Trong mọi hoạt động, người cán bộ, đảng viên đều phải đặt lợi ích của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Phải luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét giải quyết mọi vấn đề. Kiên quyết bảo vệ, ủng hộ cái mới, cái đúng, đấu tranh phê phán cái sai, lạc hậu, lỗi thời.

Chủ động, sáng tạo, quyết đoán, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật cao.

Thực tiễn luôn vận động phát triển. Trong khi đó đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước có đúng đắn, chính xác tới đâu cũng là sản phẩm của con người trong một thời gian và không gian hữu hạn. Bởi vậy, trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, đồng thời với việc giữ vững tính đảng, tính nguyên tắc cao, người cán bộ, đảng viên phải rất chủ động, sáng tạo, quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao, khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì cũng tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Không ỷ lại, dựa dẫm, đùn đẩy trách nhiệm, làm việc tắc trách, làm qua loa, chiếu lệ, nửa vời, đầu voi, đuôi chuột.

Thực sự gần gũi, tin tưởng vào quần chúng.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đặt yêu cầu rất cao với người cán bộ, đảng viên về tác phong quần chúng. Người chỉ rõ, bất cứ một người tài giỏi nào cũng không thể nghĩ ra được đủ mọi điều, vì sáng kiến của cá nhân là có hạn, nhưng sáng kiến của quần chúng thì vô hạn. Vì vậy, chúng ta không thể ngồi trong phòng mà nghĩ ra cái mới được. Cái mới phải tìm ở cơ sở, trong quần chúng. Người đảng viên phải là những người dám “sục sạo”, xông xáo trong thực tế, tiếp xúc với quần chúng hằng ngày. Nếu không cụ thể, sâu sát, gần gũi quần chúng thì đảng viên không thể thấy được, hiểu được nguyện vọng, tâm tư, tình cảm và càng không thuyết phục được quần chúng. Do đó, đối với người lãnh đạo phải biết học hỏi quần chúng, biết tập trung mọi tài năng, trí tuệ của quần chúng thành sức mạnh chung, tìm ra được lực lượng, biện pháp để thực hiện nhiệm vụ; phải biết khơi dậy, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của quần chúng trong thực hiện mọi nhiệm vụ được giao.

Nêu gương, nói đi đôi với làm.

Vận động, giáo dục, thuyết phục là phương pháp cơ bản, chủ yếu trong công tác vận động quần chúng của Đảng và của người đảng viên. Vì vậy, để thực hiện tốt việc vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng, người đảng viên phải biết dùng chân lý, lẽ phải, bằng hành động gương mẫu của mình để giáo dục, thuyết phục quần chúng, kết hợp với quan tâm giải quyết những vướng mắc trong tâm tư tình cảm, đời sống hằng ngày của họ; kiên trì và có tình thương yêu con người, tin tưởng vào khả năng phấn đấu vươn lên của mỗi người. Kiên quyết chống mọi biểu hiện chủ quan nóng vội, định kiến cá nhân, thể hiện mình là “bề trên”, là “ông quan cách mạng” trong quá trình giáo dục thuyết phục. Bởi điều đó trái với quan điểm của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cán bộ, đảng viên là người lãnh đạo, là người đày tớ trung thành của nhân dân.

Xây dựng tác phong sát thực tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là một nguyên tắc tối cao của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải có tinh thần cách mạng, không ngừng sáng tạo, liên tục phát triển, không một phút xa rời thực tiễn, nói và làm bao giờ cũng nhằm mục đích cụ thể, thiết thực. Theo đó, trong thực hiện nhiệm vụ của mình, người đảng viên phải hiểu rõ tình hình, nắm vững chính sách. Và muốn hiểu rõ tình hình, nắm vững chính sách phải áp dụng lối làm việc có điều tra, nghiên cứu. Đối với mỗi vấn đề, cần chịu khó nghiên cứu thấu đáo, đi nhiều, nghe nhiều, thấy nhiều. Chỉ có tăng cường quan điểm thực tiễn, khéo đi sâu điều tra nghiên cứu, phân tích và giải quyết đúng mâu thuẫn trong đời sống, mẫn cảm với cái mới, dứt khoát vứt bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời, có như vậy sự lãnh đạo mới có sức sống, công tác mới có nội dung, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Làm việc cụ thể, tỉ mỉ, chu đáo.

Phải khẳng định dứt khoát rằng, người cách mạng, bất cứ ở cấp nào, cũng phải là người hành động. Tinh thần triệt để cách mạng phải được biểu hiện ở cách làm việc cụ thể, tỉ mỉ, chu đáo, đã quyết thì phải thi hành, đã làm thì đến nơi đến chốn. Cố nhiên, tỉ mỉ không phải là cấp trên bao biện cả công việc của cấp dưới. Mỗi cấp có trách nhiệm của mình. Cấp trên có trách nhiệm chỉ đạo cụ thể cho cấp dưới, cấp dưới có trách nhiệm thi hành chỉ thị của cấp trên một cách có sáng kiến, nhằm bảo đảm cho công việc thông đồng bén giọt, đem lại hiệu quả lớn nhất. ở đây, một vấn đề có tính nguyên tắc là: Lãnh đạo vấn đề gì cấp trên phải giỏi hơn cấp dưới về vấn đề đó. Muốn vậy, người lãnh đạo phải thường xuyên tu dưỡng trình độ về mọi mặt, biết lãnh đạo, đồng thời biết học tập cấp dưới. Trước mỗi vấn đề mới đặt ra, người lãnh đạo phải đi sâu một vài nơi, trực tiếp chỉ đạo cụ thể, tỉ mỉ, để rút kinh nghiệm cho lãnh đạo nơi khác. Cán bộ, đảng viên bất kể ở cấp nào phải là người hành động, có tri thức, có lý luận. Khi tiếp nhận nghị quyết, chỉ thị, phải kết hợp được với tình hình cụ thể của đơn vị để hiểu chỉ thị, nghị quyết một cách cụ thể từ đó chỉ đạo quán triệt và thực hiện một cách có hiệu quả.

Tải xuống


Đề thi, giáo án các lớp các môn học