Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Với lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch Sử Địa Lí 5.
Khởi động (trang 67)
Câu hỏi trang 67 Lịch sử và Địa lí 5: Quan sát hình 1 và chia sẻ hiểu biết của em về những chiếc xe đạp thồ và chiến dịch Điện Biên Phủ.
Lời giải:
- Xe thồ là phương tiện vận chuyển lương thực và đạn dược tiếp tế cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi quân sự lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, buộc Pháp phải đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ về kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Khám phá (trang 67, 68, 69, 70)
Câu hỏi trang 67 Lịch sử và Địa lí 5:
• Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy kể lại câu chuyện kéo pháo ở Điện Biên Phủ, câu chuyện về anh Bế Văn Đàn.
• Em học được điều gì từ hành động của các anh Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn?
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
- Câu chuyện về kéo pháo ở Điện Biên Phủ:
+ Bộ đội ta đã dùng sức người mở đường kéo pháo vào trận địa với tinh thần “Tất cả để chiến thắng địch ở Điện Biên Phủ”.
+ Phải vượt qua nhiều trọng điểm nguy hiểm, địa hình hiểm trở nhưng các đơn vị pháo binh vẫn kéo pháo vào đúng trận địa đúng với dự kiến ban đầu, sẵn sàng chờ lệnh nổ súng tấn công.
+ Kéo pháo vào trận địa đã vô cùng nguy hiểm rồi nhưng kéo pháo ra lại càng gian khổ, nguy hiểm hơn, với quyết tâm “Thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo” mà đã có nhiều tấm gương anh dũng hi sinh.
+ Nhiệm vụ cuối cùng cũng đã hoàn thành, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch nhờ những nỗ lực và quyết tâm của bộ đội pháo binh.
- Câu chuyện về anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng:
+ Trong trận đánh ở Điện Biên, đơn vị của Bế Văn Đàn đã bị thương vong rất nhiều.
+ Nhận thấy tình thế cấp bách, Bế Văn Đàn đã lao đến chỗ đồng đội và quỳ xuống, cầm 2 chân của đế khẩu súng đặt lên vai, lấy thân hình của anh để làm giá súng cho đồng đội bắn.
+ Nhờ đó, hàng chục tên bị gạ gục, đợt phản kích bị bẻ gãy, còn Bế Văn Đàn đã hi sinh trong tư thế hai tay vẫn ghì chặt súng trên tay.
♦ Yêu cầu số 2:
- Qua câu chuyện của anh Tô Vĩnh Diện và anh Bế Văn Đàn, em thấy được tinh thần: yêu nước, dũng cảm, ý chí đấu tranh bất khuất, kiên cường,…
Câu hỏi trang 69 Lịch sử và Địa lí 5: Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy kể lại diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Lời giải:
- Diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ: Tháng 12/1953, Trung ương Đảng họp và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, chia ra làm 3 đợt từ ngày 13/3-7/5/1954:
+ Đợt 1 (13/3-17/3): Tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và phân khu Bắc.
+ Đợt 2 (30/3-26/4): Tiến công và chiếm các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm.
+ Đợt 3 (1/5-7/5): Tiến công vào trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, chiều 7/5 tướng Đờ Ca-xtơ-ri và quân địch đầu hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 trang 71
Luyện tập (trang 71)
Luyện tập 1 trang 71 Lịch sử và Địa lí 5: Sử dụng lược đồ hình 4, tóm tắt diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ bằng đường thời gian.
Lời giải:
Luyện tập 2 trang 71 Lịch sử và Địa lí 5: Viết tên nhân vật lịch sử tương ứng với các hành động trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 theo gợi ý ở bảng dưới đây vào vở ghi.
Lời giải:
Vận dụng (trang 71)
Vận dụng trang 71 Lịch sử và Địa lí 5: Sưu tầm và kể lại cho bạn cùng lớp câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 mà em ấn tượng.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Câu chuyện về anh hùng Phan Đình Giót-"Lấp lỗ châu mai bằng ngực mình"
- Năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ đang diễn ra ác liệt. Giữa trận chiến cam go, anh hùng Phan Đình Giót, một chiến sĩ trẻ tuổi thuộc Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, đã thể hiện lòng dũng cảm phi thường, hy sinh anh dũng để bảo vệ Tổ quốc.
- Đêm ngày 13 tháng 3 năm 1954, đơn vị của anh Giót được giao nhiệm vụ tấn công cứ điểm Him Lam, mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt, quân địch, liên tục ném bom, bắn pháo, gây nhiều khó khăn cho quân ta.
- Bất chấp nguy hiểm, anh Giót dũng cảm xông lên, cùng đồng đội tiêu diệt nhiều lô cốt địch. Khi đến lô cốt số 2, anh nhận thấy hỏa lực địch quá mạnh, gây nhiều thương vong cho đồng đội. Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, anh Giót lao lên, dùng thân mình lấp vào lỗ châu mai, tạo điều kiện cho đồng đội tiến lên tấn công và tiêu diệt lô cốt.
- Ngày 31-3-1955, Phan Đình Giót được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
- Từ tấm gương anh hùng Phan Đình Giót, chúng ta học được: Lòng yêu nước, Sự đoàn kết, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc; Tinh thần trách nhiệm cao để bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ nền độc lập dân tộc.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 15: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 17: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 18: Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia
Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 19: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều