Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 19 Chân trời sáng tạo

Lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 19 trong Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Luyện tập 1 trang 19 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Mô tả vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

- Vị trí địa lí: Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc Việt Nam. Phía Bắc của vùng giáp Trung Quốc; phía tây giáp Lào; phía nam giáp Đồng bằng Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung; phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Luyện tập 2 trang 19 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm địa hình, khí hậu, sông, hồ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Vận dụng 1 trang 19 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Em hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, mô tả vẻ đẹp thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những nét riêng biệt không hề có ở các vùng lãnh thổ khác trên đất nước ta. Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là "mái nhà của Đông Dương", với đỉnh cao nhất là Phanxipang 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m. Những dãy núi nơi đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc, vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước, những thung lũng mở rộng và vực thẳm.

Ngoài Sa Pa là thị trấn du lịch nổi tiếng nằm ở độ cao 1.500m thuộc tỉnh Lào Cai, các địa danh khác như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quảng Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)...được ví như bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các khu du lịch miền núi.

Vận dụng 2 trang 19 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Ở nơi em sống thường xảy ra thiên tai nào? Hãy đề xuất biện pháp để phòng, chống.

Lời giải:

- Nơi em sống thường xảy ra thiên tai sạt lở đất.

- Biện pháp để phòng, chống sạt lở đất:

+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.

+ Xây dựng các công trình nhà ở kiên cố.

+ Tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ thiên nhiên.

+ Di chuyển khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: