Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 29 Cánh diều

Lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 29 trong Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Luyện tập 1 trang 29 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Kể tên những công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng.

Lời giải:

- Các công trình kiến trúc chính của khu di tích Đền Hùng là: Đền Tổ mẫu Âu Cơ; đền Thượng; Lăng vua Hùng; Đền Trung; Giếng cổ; Đền Giếng; đền Hạ và chùa Thiên Quang.

Luyện tập 2 trang 29 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Hãy phân loại những hoạt động dưới đây thuộc phần lễ hay phần hội trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương:

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương (ảnh 6)

Lời giải:

- Những hoạt động thuộc phần lễ là: rước kiệu; dâng hương; đọc văn tế.

- Những hoạt động thuộc phần hội là: thi gói bánh chưng; hát Xoan; thi đấu thể thao.

Vận dụng trang 29 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:

Nhiệm vụ 1. Hãy giới thiệu tóm tắt về lễ giỗ Tổ Hùng Vương cho mọi người trong gia đình em.

Nhiệm vụ 2. Ngoài những câu chuyện đã học trong bài, hãy kể cho bạn một truyền thuyết có liên quan đến thời đại Hùng Vương.

Lời giải:

(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 2

(*) Tham khảo: truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương (ảnh 7)

Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái cực kỳ xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương, một người tên là Sơn Tinh - chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh - chúa miền biển cả. Cả hai đều tài giỏi ngang nhau nên nhà vua không biết lựa chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật bao gồm: "một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi". Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước trước, rước được Mị Nương về.

Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không hề nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh và lần nào cũng thua trận.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác: