Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Ôn tập học kì 1
Với lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Ôn tập học kì 1 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.
Bài 1 trang 56 Lịch sử và Địa lí lớp 4:
a) Hãy giới thiệu một số nét tiêu biểu về địa phương em theo gợi ý dưới đây.
* Tên địa phương em là gì?
* Địa phương em ở vùng nào? Tiếp giáp với những tỉnh, thành phố nào?
* Thiên nhiên ở địa phương em có đặc điểm gì nổi bật?
* Địa phương em có những hoạt động kinh tế chủ yếu nào?
* Giới thiệu nét văn hóa đặc sắc ở địa phương em.
Kể về một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em.
b) Hãy nêu một điều em thích và một điều em còn băn khoăn về môi trường ở địa phương mình. Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng môi trường đó.
Lời giải:
Yêu cầu a)
- Tên địa phương: thành phố Hà Nội
- Vị trí:
+ Thành phố Hà Nội thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ
+ Thành phố Hà Nội tiếp giáp với nhiều tỉnh, như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Bắc giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.
- Thiên nhiên:
+ Địa hình:3/4 diện tích thành phố Hà Nội là đồng bằng; 1/4 diện tích thành phố là đồi núi, phân bố chủ yếu ở các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,…
+ Khí hậu:Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
+ Sông, hồ: một số sông ở Hà Nội là: sông Hồng, sông Đáy; sông Tô Lịch; sông Nhuệ, sông Tích Giang; sông Đuống,…; một số hồ ở Hà Nội là: hồ Gươm; hồ Tây; hồ Trúc Bạch; hồ Thiền Quang,…
- Hoạt động kinh tế chủ yếu:
+ Nông nghiệp: trồng cây lương thực (lúa, ngô,…), cây ăn quả (bưởi, cam, ổi,…) và cây công nghiệp (chè); chăn nuôi gia súc (bò, lợn, trâu,…) và gia cầm (gà, vịt,…).
+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…
+ Hoạt động dịch vụ phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội; trong đó, tập trung và phát triển nhất tại khu vực nội đô (trung tâm thành phố).
- Nét văn hóa đặc sắc:
+ Ẩm thực: phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng; nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...
+ Lễ hội:có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...
Yêu cầu b)
- Một điều em thích: dòng sông Hồng bồi đắp phù sa, giúp cho ruộng đồng thêm màu mỡ, trù phú.
- Một điều em còn băn khoăn: môi trường (đất, nước, không khí,…) đang bị ô nhiễm
+ Một số nguyên nhân: tác động tiêu cực từ sự phát triển kinh tế; ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao,…
+ Biện pháp khắc phục: tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường; xử lí nghiêm những hành vi gây ô nhiễm,…
Bài 2 trang 56 Lịch sử và Địa lí lớp 4:
a) Hãy cho biết em đã được học về những vùng nào dưới đây.
b) Hoàn thành bảng giới thiệu tóm tắt về vùng em đã học theo gợi ý dưới đây
c) Hãy giải thích tại sao có sự khác biệt về hoạt động sản xuất của hai vùng trên.
Lời giải:
- Yêu cầu a) Em đã được học về các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ.
- Yêu cầu b) Hoàn thành bảng
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Đồng bằng Bắc Bộ |
|
Vị trí địa lí |
- Tiếp giáp với: + Vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Bắc Bộ. + Vịnh Bắc Bộ. + Các nước Lào và Trung Quốc. |
- Tiếp giáp với: + Trung du và miền núi Bắc Bộ; + Duyên hải miền Trung; + Vịnh Bắc Bộ. |
Thiên nhiên |
- Địa hình: có nhiều dạng khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên,... - Khí hậu: + Mùa hạ nóng, mưa nhiều; + Mùa đông lạnh nhất cả nước. - Có nhiều sông, suối; sông có nhiều thác ghềnh. |
- Địa hình: khá bằng phẳng và thấp dần về phía biển. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: + Mùa hạ nóng, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của báo. + Mùa đông lạnh. - Có nhiều sông lớn, nhiều phù sa. |
Dân cư |
- Là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao,... - Là vùng thưa dân; dân cư phân bố không đều. |
- Là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Kinh, Mường, Tày, Thái, Dao,... - Dân cư đông đúc nhất nước ta; dân cư phân bố không đều. |
Hoạt động sản xuất |
- Làm ruộng bậc thang - Xây dựng công trình thủy điện - Khai thác khoáng sản. |
- Trồng lúa nước. - Có nhiều nghề thủ công. - Hoạt động công nghiệp và dịch vụ rất phát triển. |
Một số nét văn hóa |
- Chợ phiên vùng cao. - Lễ hội Lồng Tồng. - Nghệ thuật Xòe Thái. |
- Người dân sống thành làng với nhiều ngôi nhà xây dựng gần nhau - Có nhiều lễ hội đặc sắc. |
Nhân vật hoặc sự kiện lịch sử |
- Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập (1945) - … |
- Nhân vật: Ngô Quyền; Phùng Hưng;… - Sự kiện: Hoàng Diệu chống thực dân Pháp; chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”,… |
- Yêu cầu c) Có sự khác biệt về hoạt động sản xuất của hai vùng trên là do: giữa 2 vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều khác biệt về các yếu tố: địa hình; khí hậu; sông ngòi; đất,…
Bài 3 trang 57 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Hãy cho biết tên di tích lịch sử ở cột A tương ứng với tên vùng nào ở cột B
Lời giải:
- A (vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ): (1) Đền Hùng
- B (vùng Đồng bằng Bắc Bộ): (2) Thăng Long tứ trấn; (3) Hồ Gươm; (4) Văn Miếu - Quốc Tử Giám;
- C (vùng Duyên hải miền Trung): (5) Kinh thành Huế; (6) Lăng vua Tự Đức; (7) Chùa Thiên Mụ; (9) Chùa Cầu; (10) Hội quán Phúc Kiến; (8) Nhà cổ Phùng Hưng
- E (vùng Nam Bộ): (11) Bến cảng Nhà Rồng; (12) Dinh Độc Lập; (13) Địa đạo Củ Chi
Bài 4 trang 57 Lịch sử và Địa lí lớp 4:
a) Em hãy cùng bạn sưu tầm tư liệu để hoàn thành bài giới thiệu về một trong các di tích lịch sử đã được học theo gợi ý ở bên.
b) Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của di tích lịch sử đó?
Lời giải:
- Yêu cầu a)
(*) Tham khảo: Giới thiệu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Yêu cầu b) Một số biện pháp góp phần giữ gìn và phát huy giá trị
+ Giữ gìn vệ sinh và cảnh quan chung tại khu di tích.
+ Không thực hiện các hành động xâm phạm di tích (ví dụ: không viết/ vẽ bậy; không sờ đầu rùa tại khu Nhà bia Tiến sĩ,..).
+ Vận động người thân, bạn bè cùng bảo vệ và phát huy giá trị của di tích,…
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều