Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991
Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1: Từ giữa năm 1975, yêu cầu thống nhất đất nước về mặt nhà nước được đặt ra cấp thiết vì lí do nào sau đây?
A. Miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai.
B. Đất nước chưa được thống nhất về mặt lãnh thổ.
C. Cả hai miền Nam, Bắc bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
D. Đất nước tồn tại hai hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
Câu 2: Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước của Việt Nam được thể hiện thông qua sự kiện nào sau đây?
A. Dất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ.
B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung diễn ra trong cả nước.
C. Hội nghị hiệp thương chính trị hai miền Nam - Bắc nhất trí chủ trương thống nhất đất nước.
D. Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của quân dân Việt Nam (1975 - 1978)?
A. Quân Pôn Pốt xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
B. Đập tan hành động xâm lược của quân Pôn Pốt.
C. Bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của quốc gia.
D. Tạo điều kiện cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi.
Câu 4: Tháng 3-1988 diễn ra sự kiện lịch sử nào sau đây?
A. Quân Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa.
B. Hải quân Việt Nam giải phóng quần đảo Trường Sa.
C. Cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại đảo Gạc Ma (Trường Sa).
D. Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.
Câu 5: Một trong những nét nổi bật về tình hình chính trị của Việt Nam giai đoạn 1976 - 1985 là
A. lần đầu tiên Hiến pháp mới được ban hành và có hiệu lực.
B. Mỹ chính thức bình thường hoa quan hệ với Việt Nam.
C. Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia trên thế giới.
D. Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Câu 6: Một trong những nguyên nhân chủ quan đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước giai đoạn 1986 - 1991 là do
A. Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc cải cách, mở cửa.
B. một số nước tiến hành cải cách, mở cửa đạt được nhiều thành tựu.
C. kinh tế khủng hoảng, hàng hóa khan hiếm, lạm phát leo thang.
D. mở rộng hợp tác quốc tế là nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia.
Câu 7: Một trong những nội dung quan trọng về dường lối đỗi mới đất nước được đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) là
A. đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
B. đổi mới căn bản, toàn diện thể chế chính trị Việt Nam.
C. đổi mới chính trị gắn liền với nâng cao đời sống nhân dân.
D. đổi mới về chính trị gắn liền với quốc phòng, anh ninh.
Câu 8: Một trong những kết quả tiêu biểu về kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986 - 1991 là
A. chỉ tập trung phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
B. tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á.
C. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
D. lương thực, thực phẩm từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Câu 9: Một trong những hạn chế của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 1991 là
A. đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, thiếu thốn.
B. xã hội lâm vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng.
C. nhiều cơ sở kinh tế còn lạc hậu, sản xuất chưa hiệu quả.
D. tình trạng thiếu lương thực diễn ra ngày càng trầm trọng.
Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc Đổi mới đất nước giai đoạn 1986 - 1991?
A. Đưa Việt Nam dần thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
B. Mỹ tuyên bố xoá bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
C. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt tốp đầu của châu Á.
D. Đưa Việt Nam trở thành cường quốc công nghiệp trong khu vực.
Câu 11. Nội dung nào sau đây là điều kiện tiên quyết để Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội?
A. Đất nước phải giành được độc lập và thống nhất.
B. Hoàn thành công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh.
C. Đảng phải đề ra đường lối phát triển đúng đắn, sáng tạo.
D. Phải nhận được sự ủng hộ của các nước XHCN trên thế giới.
Câu 12. Sau đại thắng Xuân 1975, đất nước Việt Nam được thống nhất về
A. lãnh thổ.
B. Nhà nước.
C. quân sự.
D. chính quyền.
Câu 13. Sau đại thắng Xuân 1975, yếu tố nào tồn tại còn trái nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân Việt Nam?
A. Sự chống phá mạnh mẽ của các thế lực phản động trong và ngoài nước.
B. Ở mỗi miền đất nước vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
C. Hoa Kì không trao trả tù binh bị bắt, không hàn gắn vết thương chiến tranh.
D. Nền kinh tế phát triển không cân đối, lệ thuộc vào viện trợ của nước ngoài.
Câu 14. Sau đại thắng Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cách mạng Việt Nam là
A. xoá bỏ sự chia cắt về lãnh thổ.
C. hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
B. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. khôi phục và phát triển kinh tế ở hai miền.
Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh điều kiện thuận lợi của Việt Nam ngay sau đại thắng Xuân 1975?
A. Đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ.
B. Việt Nam được kết nạp vào Liên hợp quốc.
C. Các thế lực phản động trong nước bị xóa bỏ.
D. Những hậu quả của chiến tranh đã được khắc phục.
II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI
Câu hỏi: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Chỉ một ngày sau khi Sài Gòn được giải phóng, ngày 1/5/1975, chính quyền Pôn Pốt (Campuchia Dân chủ) đã cho quân tiến đánh nhiều nơi thuộc lãnh thổ Việt Nam, từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Ngày 4/5/1975, quân đội Pôn Pốt đổ bộ lên đảo Phú Quốc mưu đồ chiếm đảo này và ngày 10/5/1975, đổ bộ lên quần đảo Thổ Chu của Việt Nam cách xa lãnh thổ Campuchia. Quân đội Pôn Pốt đã bắn giết nhiều người dân và bắt đi 515 người khác. Mặc dù phía Việt Nam đã phản đối nhưng quân Campuchia Dân chủ vẫn không chịu rút khỏi Thổ Chu.
(Trần Đức Cường, Lịch sử Việt Nam, Tập 14, Từ năm 1975 đến năm 1986, Nxb Khoa học Xã hội, 2017, tr.31)
a) Từ năm 1975, nhân dân miền Nam chuyển từ đấu tranh chống Mỹ sang đấu tranh chống các thế lực phản động ở Campuchia.
b) Đoạn tư liệu trên phản ánh đầy đủ những biện pháp cứng rắn của Việt Nam trước hành động xâm phạm của chính quyền Pôn Pốt.
c) Từ năm 1975 đến năm 1978, chính quyền Pôn Pốt thường xuyên tiến hành các hoạt động quấy rối biên giới của Việt Nam.
d) Hoạt động chống phá Việt Nam của chính quyền Pôn Pốt đã vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam.
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức
- Giải SBT Lịch Sử 9 Kết nối tri thức
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT