Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 10 (có đáp án): Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1. Tính đến năm 1950, nền kinh tế công nghiệp của Liên Xô đã

A. chiếm 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

B. có ngành công nghiệp nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất.

C. phục hồi, đạt và vượt mức trước chiến tranh thế giới.

D. phát triển theo định hướng kinh tế thị trường.

Câu 2. Nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân các nước Đông Âu thực hiện từ năm 1945 đến năm 1949 là gì?

A. Tiến hành cách mạng dân chủ tư sản.

B. Tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân.

C. Tiến hành cách mạng dân chủ dân tộc.

D. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 3. Hệ quả công cuộc cải cách về kinh tế của Liên Xô trong những năm 80 của thế kỉ XX là gì?

A. Đưa nền kinh tế thoái khỏi khủng hoảng.

B. Nền kinh tế vẫn trượt dài trên khủng hoảng.

C. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế.

D. Khôi phục và phát triển mạnh mẽ nền kinh tế.

Câu 4. Nước nào ở châu Âu không phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nửa sau thế kỉ XX?

A. Cộng hòa Liên bang Đức.                                        

B. Cộng hòa Nam Tư.

C. Cộng hòa Dân chủ Đức.                                           

D. Cộng hòa Tiệp Khắc.

Câu 5. Nhận định nào là đúng khi nói về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX ?

A. Đối thoại, tích cực.                                                   

B. Tích cực, tiến bộ.

C. Hòa hoãn, tích cực.                                                  

D. Hòa bình, trung lập.

Câu 6. Đặc điểm nổi bật của tình hình Liên Xô và Đông Âu trong những năm 70, 80 của thế kỉ XX

A. trở thành thành trì của cách mạng thế giới.

B. vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao.

C. lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt.

D. phát triển đất nước vững mạnh về mọi mặt.

Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm về mặt xã hội của Liên Xô trong những năm 1945 - 1973?

A. Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư bản, cải tạo xã hội chủ nghĩa.

B. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. Xã hội có sự phân hóa triệt để, loại bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

D. Giai cấp địa chủ phong kiến sở hữu nhiều ruộng đất, làm chủ về kinh tế ở nông thôn.

Câu 8. Khó khăn của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai không phải là

A. đất nước bị tàn phá nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH 1925 - 1941 bị phá hủy.

C. Mỹ và các nước tư bản tiến hành bao vây kinh tế, cô lập về chính trị.

D. sự tấn công của liên quân 14 nước đế quốc và thế lực nội phản.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh chính sách đối nội của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực, tiến bộ.

B. Khôi phục đại hội các tổ chức chính trị - xã hội từ năm 1949.

C. Loại bỏ các cơ quan đã được lập ra trong thời chiến tranh.

D. Bầu cử Xô viết các cấp, thực hiện dân chủ hóa hệ thống chính trị.

Câu 10. Tháng 3/1985, khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, Goócbachốp tiến hành cải tổ nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đối đầu với Mỹ.

B. Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng suy yếu.

C. Khắc phục những sai lầm khuyết điểm ở các nước Đông Âu.

D. Tăng cường tiềm lực để chạy đua vũ trang với Mỹ.

Câu 11. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu bị nước nào sau đây xâm lược và nô dịch?

A. Italia.                            

B. Mỹ.                                

C. Đức.

D. Anh.

Câu 12. Từ năm 1945 đến năm 1973, trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục, Liên Xô đã

A. xây dựng trường đại học ở các nước châu Á.

B. tiếp thu nền văn hóa tiên tiến của các nước tư bản.

C. thực hiện chính sách đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục.

D. tiến hành phổ cập giáo dục trung học phổ thông.

Câu 13. Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô từ năm 1945 đến 1950 có ý nghĩa nào sau đây?

A. Đạt được thế cân bằng về sức mạnh nguyên tử với Mỹ.

B. Khắc phục được những khó khăn của Chiến tranh thế giới hai.

C. Quyết định đến thành bại trong chạy đua vũ trang với Mỹ.

D. Là nền tảng vững chắc để Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 14. Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đặt ra yêu cầu nào sau đây đối với các nước trên thế giới?

A. Không tiến hành sản xuất để giảm thiểu thiệt hại.

B. Tiến hành những cải cách kinh tế, chính trị, xã hội.

C. Không cần phải tiến hành cải cách toàn diện đất nước.

D. Trút những hậu quả nặng nề lên các nước thuộc địa.

Câu 15. Năm 1961, trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật, Liên Xô đạt được thành tựu kỳ diệu nào sau đây?

A. Chế tạo bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền của Mĩ.

B. Phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người lên mặt trăng.

C. Phóng thành công tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất.

D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Câu hỏi: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

         “Sau chiến tranh, Liên Xô chú trọng đặc biệt để phát triển khoa học và giáo dục quốc dân. Trong hai kế hoạch 5 năm lần thứ V và thứ VI, Liên Xô đã mở thêm 160 trường học mới, năm 1958 số sinh viên là 2,2 triệu trong đó 45% là tại chức. Từ 1946-1958 chính phủ Liên Xô đã có khoảng 7 triệu chuyên gia có trình độ đại học và trung học chuyên nghiệp. Đây là nỗ lực quan trọng của chính phủ nhằm nâng cao lực lượng lao động có hàm lượng khoa học cao để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

(Đỗ Thanh Bình, Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, 2010, Hà Nội, tr.75)

a.  Đoạn tư liệu trên phản ánh thành tựu của Liên Xô trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

b. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô lần đầu tiên đã xây dựng được các trường đại học.

c. Đến năm 1971, Liên Xô trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về trình độ học vấn.

d. Sự phát triển của giáo dục góp phần phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Liên Xô.

................................

................................

................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác