Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX

- Sau khi nhà Tùy sụp đổ, Lịch sử Trung Quốc tiếp tục trải qua các thời đại:

+ Nhà Đường (618 - 907)

+ Thời kỳ Ngũ đại thập quốc (907 - 960)

+ Thời Tống (960 - 1279)

+ Thời Nguyên (1271 - 1368)

+ Nhà Minh (1368 - 1644)

+ Nhà Thanh (1644 - 1911).

Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Tử Cấm Thành (Bắc Kinh, Trung Quốc)

2. Trung Quốc dưới thời Đường

a. Chính trị:

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

- Tiếp tục chính sách xâm lược để bành trướng, mở rộng lãnh thổ.

b. Kinh tế:

- Nông nghiệp: có bước phát triển

+ Nhà nước thực hiện nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp, như: giảm thuế; chia ruộng công và ruộng bỏ hoang cho nông dân (chế độ quân điền)…

+ Nhiều kĩ thuật canh tác mới được áp dụng

- Thủ công nghiệp:

+ Xuất hiện nhiều xưởng thủ công với hàng chục người làm việc

+ Nhiều sản phẩm nổi tiếng, như: gốm, lụa…

- Thương nghiệp:

+ Xuất hiện nhiều thành thị lớn như Trường An, Lạc Dương,…

+ Hình thành “con đường tơ lụa”

Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Hình ảnh thương nhân trên con đường tơ lụa

3. Sự phát triển kinh tế thời Minh Thanh.

- Nông nghiệp: có bước tiến về kĩ thuật gieo trồng, diệt tích canh tác và sản lượng nông nghiệp tăng nhiều…

- Thủ công nghiệp: có những công trường thủ công lớn, thuê nhiều nhân công và sản phẩm rất đa dạng

- Thương nghiệp:

+ Nhiều thành thị sầm uất, như: Bắc Kinh, Nam Kinh…

+ Có quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới, như: Ấn Độ, Ba Tư…

=> Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng chưa đủ sức chi phối nền kinh tế - xã hội.

4. Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX

a. Tư tưởng - tôn giáo

- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc

Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Khổng Tử và các học trò (tranh vẽ)

- Phật giáo phát triển, thịnh hành nhất dưới thời Đường

Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Nhà sư Huyền Trang (thời Đường) sang Ấn Độ học tập kinh pháp

b. Văn học - Sử học

- Sử học:

+ Cơ quan chép sử được thành lập từ thời nhà Đường

+ Nhiều bộ sử lớn, như: Minh sử, Thanh thực lục,…

- Văn học:

+ Phát triển đa dạng về thể loại, như: phú, từ, kinh kịch, thơ, tiểu thuyết chương hồi..

+ Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên

+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng, như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…

+ Tiểu thuyết phát triển mạnh thời Minh-Thanh. Nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Thủy Hử của Thi Nại Am, ...

Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Nhà thơ Lý Bạch (tranh vẽ)

c. Kiến trúc, điêu khắc:

- Xây dựng nhiều cung điện cổ kính, như: Cố cung, Viên minh Viên, Tử Cấm thành…

- Có nhiều bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng phật tinh xảo…

Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Tượng phật tạc trên hang đá ở Mạc Cao (Đôn Hoàng)

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác