Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Những biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI

- Từ cuối thế kỷ XIII, tình hình kinh tế-xã hội Tây Âu có nhiều thay đổi:

+ Các công trường thủ công, các công ty thương mại, các đồn điền lớn,… lần lượt ra đời, có quy mô ngày càng lớn.

+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

- Giai cấp tư sản ra đời có thế lực kinh tế song chưa có địa vị xã hội; bị Giáo hội Thiên chúa giáo kìm hãm sự phát triển… Do đó, giai cấp tư sản muốn xây dựng nền văn hóa mới, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

2. Phong trào văn hóa Phục hưng

- Diễn ra đầu tiên tại I-ta-li- a vào thế kỷ XIV, sau đó lan sang các nước khác.

a. Những thành tựu tiêu biểu

- Văn học:

+ Phát triển đa dạng, phong phú về thể loại: thơ, tiểu thuyết, kịch…

+ Xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng, như: Đan-tê; M. Xéc-van-tét, Sếch-xpia,…

Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

- Nghệ thuật: xuất hiện những danh họa, những nhà điêu khắc nổi tiếng, như: Lê-ô-na đơ Vanh-xi; Mi-ken-lăng-giơ…

Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

- Khoa học: Xuất hiện hiện nhiều nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm. bảo thủ, tiêu biểu là Cô-péc-ních,…

b. Ý nghĩa và tác động của phong trào văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.

- Ý nghĩa:

+ Góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người, lên án gay gắt giáo hội.

+ Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo.

- Tác động: là cuộc đấu tranh công khai trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn hóa Tây Âu trong những thế kỉ sau.

3. Phong trào cải cách tôn giáo

a. Nguyên nhân bùng nổ

- Thời trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ xã hội.

- Thế kỉ XVI, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

=> Phong trào cải cách tôn giáo bùng nổ khắp Tây Âu, mở đầu là Đức, Thụy Sĩ, sau đó lan sang Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp,… Tiêu biểu nhất là tư tưởng cải cách của Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh

Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

b. Nội dung cơ bản

- Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng, phủ nhận sự thống trị của Giáo hội.

- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.

- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy

- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản

C. Tác động

- Thiên Chúa giáo phân hóa thành 2 giáo phái: Cựu giáo (Ki-tô giáo cũ) và Tân giáo (đạo Tin lành)

- Châm ngòi cho cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đức (thường gọi là cuộc chiến tranh nông dân Đức)

+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trong lĩnh vực Văn hóa-tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn, mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác