Giải Lịch sử lớp 6 trang 77 Kết nối tri thức

Với Giải Lịch sử lớp 6 trang 77 trong Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch sử lớp 6 trang 77.

Câu hỏi 11 trang 77 Lịch Sử lớp 6: Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.

Lời giải:

- Nguyên nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Đường khiến đời sống của người Việt cực khổ => mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Lương ngày càng sâu sắc.

- Kết quả: thất bại.

- Ý nghĩa:

+ Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.

+ Cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X.

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 77 Lịch Sử lớp 6: Hãy lập bảng hệ thống các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan và Phùng Hưng theo gợi ý sau: thời gian bùng nổ, nơi đóng đô của chính quyền tự chủ (nếu có), kết quả, ý nghĩa.

Lời giải:

Tên cuộc

Khởi nghĩa

Thời gian

bùng nổ

Nơi 

đóng đô

Kết quả

Ý nghĩa

Khởi nghĩa

Hai Bà Trưng

Năm 40

Mê Linh

- Giành quyền tự chủ trong thời gian ngắn.

- Bị đàn áp vào năm 43

- Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của người Việt ở thời kì Bắc thuộc.

- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân; mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.

Khởi nghĩa

Bà Triệu

Năm 248


- Thất bại.

- Tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất đấu tranh của dân tộc Việt Nam nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng.

- Làm rung chuyển chính quyền đô hộ nhà Ngô; góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc.

-  Cuộc khởi nghĩa đã trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam trong suốt các thế kỉ III – V.

Khởi nghĩa

Lý Bí

Năm 542

Vùng 

cửa sông

Tô Lịch

(Hà Nội)

- Giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn (542 – 603).

- Bị đàn áp vào năm 603.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

- Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích…

Khởi nghĩa

Mai Thúc Loan

Năm 713

Nghệ An

- Giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.

- Bị đàn áp năm 722.

- Là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường của người Việt.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

- Cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X.

Khởi nghĩa

Phùng Hưng

Cuối thế kỉ VIII

Tống Bình (Hà Nội)

- Giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng gần 9 năm; sau đó bị đàn áp.

- Tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh của người Việt.

- Tiếp tục khẳng định quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ.

- Cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X.

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 77 Lịch Sử lớp 6: Từ kết quả của bài tập 1 và dựa vào kiến thức đã học, em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta?

- Nhận xét về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc: các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi, quyết liệt và bền bỉ; hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã diễn ra, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

=> Điều này cho thấy tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất; đoàn kết đấu tranh của người Việt.

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 77 Lịch Sử lớp 6: Em hãy tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo và internet để biết hiện nay có những con đường, trường học, di tích lịch sử nào,... được mang tên Hai Bà Trưng, Lý Bí và Mai Thúc Loan. Điều này gợi cho em suy nghĩ gì?

Lời giải:

- Một số con đường, trường học, di tích lịch sử mang tên các anh hùng dân tộc:


Tên địa điểm

Con đường

- Phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm – Hà Nội)...

- Phố Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm – Hà Nội)...

- Phố Lý Nam Đế (quận Hoàn Kiếm – Hà Nội)...

- Đường Mai Thúc Loan (Cửa Lò – Nghệ An)

Trường học

- Trường THCS Hai Bà Trưng (số 94, đê Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

- Trường THCS Triệu Thị Trinh (thôn Bình Thạnh, xã Xuân Bình, thị xã sông Cầu, tỉnh Phú Yên).

- Trường THCS Lý Nam Đế (xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

- Trường THCS Mai Thúc Loan (thôn Phước Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Bình Thuận).

Di tích lịch sử

- Đền thờ Hai Bà Trưng (thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội).

- Đền thờ Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

- Đền thờ Lý Nam Đế (xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên)

- Đền thờ Mai Thúc Loan (xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh).

- Việc sử dụng tên các anh hùng dân tộc để đặt tên cho địa danh (con đường, trường học...) nhằm:

+ Tỏ lòng biết ơn, gợi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.

+ Góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác