Giải Lịch sử lớp 6 trang 12 Kết nối tri thức

Với Giải Lịch sử lớp 6 trang 12 trong Bài 2: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch sử lớp 6 trang 12.

Câu hỏi 1 trang 12 Lịch Sử lớp 6: Thế nào là tư liệu hiện vật? Từ hình 2 và 3, em hãy kể thêm một số tư liệu hiện vật mà em biết.

Thế nào là tư liệu hiện vật? Từ hình 2 và 3, em hãy kể thêm một số tư liệu

Lời giải:

- Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật… của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

- Một số ví dụ về tư liệu hiện vật:

+ Khu di tích: Hoàng thành Thăng Long; Thánh địa Mỹ Sơn, Kinh đô Huế; thành nhà Hồ…

+ Thạp đồng Đào Thịnh; trống đồng Đông Sơn; công cụ đồ đá Núi Đọ…

Câu hỏi 2 trang 12 Lịch Sử lớp 6: Đoạn tư liệu trên cho em biết thông tin gì về thời đại Hùng Vương?

Đoạn tư liệu trên cho em biết thông tin gì về thời đại Hùng Vương

Lời giải:

- Các thông tin về thời đại Hùng Vương có thể khai thác được từ đoạn tư liệu trên:

+ Tên gọi của một số chức vụ trong bộ máy nhà nước thời Văn Lang:

  • Tướng văn gọi là Lạc hầu”.
  • “Tướng võ gọi là Lạc tướng”.
  • “Quan coi việc gọi là Bồ chính”.

+ Danh xưng của con trai/ con gái vua Hùng:

  • Con trai vua gọi là Quan lang.
  • Con giái vua gọi là Mị Nương”.

+ Thông tin sơ lược về tổ chức hành chính thời Văn Lang: “cả nước chia là 15 bộ”

Câu hỏi 3 trang 12 Lịch Sử lớp 6: Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (hình 4) cũng được coi là tư liệu chữ viết?

Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (hình 4) cũng được coi

Lời giải:

- Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ. Các nguồn tài liệu này kể cho ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu. 

- Văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu cũng được coi là tư liệu chữ viết, vì:

+ Trên mỗi tấm bia đều có các bài văn thể hiện triết lí về dựng nước và giữ nước; bảo tồn văn hóa; triết lí phát triển giáo dục; quan điểm đào tạo nhân tài… của các triệu đại phong kiến Việt Nam => qua đó cung cấp nhiều tư liệu lịch sử quý giá và phong phú.

+ Bia đề danh tiến sĩ là nguồn sử liệu quí giá, giúp cho việc nghiên cứu  về tiểu sử, hành trang của nhiều danh nhân Việt Nam, như Nguyễn Trãi - người được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hóa thế giới, Lê Quí Đôn, Lương Thế Vinh…

+ Chữ Hán khắc trên các bia, có niên đại rất cụ thể, phản ánh về thư pháp (cách viết chữ) của các thời liên quan. Vì vậy, có thể coi đây là căn cứ quan trọng để nhận diện tiến trình phát triển thư pháp chữ Hán của người Việt từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.

Lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 2: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác