Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 12.

1. Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

a) Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN ASEAN

- Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN đã khởi nguồn từ khi ASEAN thành lập. Tuyên bố Băng Cốc (1967) đã nêu ra mục tiêu xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hoà bình ở Đông Nam Á.

- Sau 30 năm phát triển và mở rộng, ASEAN chính thức khẳng định ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức được tổ chức tại Ma-lai-xi-a (1997). Các nước thành viên thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020, nêu rõ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, định hướng cho sự phát triển trong tương lai của ASEAN.

- Với ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN, mục tiêu hợp tác về kinh tế, chính trị-an ninh, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên sẽ được phát triển lên một nấc thang mới, đáp ứng nguyện vọng của các quốc gia thành viên về một khu vực Đông Nam gắn kết, hữu nghị và hợp tác.

b) Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN là đưa ASEAN trở thành một cộng đồng với ba trụ cột có mức độ liên kết sâu rộng hơn, ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN, đồng thời mở rộng hợp tác với bên ngoài.

c) Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Để thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên đã thông qua kế hoạch triển khai cụ thể trên ba trụ cột: chính trị-an ninh, kinh tế văn hoá-xã hội.

+ Kế hoạch được nêu rõ trong văn bản “Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015), được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN 14 ở Thái Lan (2009), nhằm đưa ASEAN trở thành cộng đồng gắn kết hơn về kinh tế, chính trị-an ninh, có trách nhiệm về xã hội đối với người dân.

+ Về quan hệ đối ngoại, ASEAN tăng cường thực hiện các biện pháp mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài, thông qua cơ chế hợp tác khu vực do ASEAN giữ vai trò chủ đạo.

- Sau sáu năm thực hiện, đến năm 2015, ASEAN đã hoàn thành về cơ bản việc triển khai các kế hoạch xây dựng cộng đồng. Trên cơ sở đó, ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN kể từ ngày 31-12-2015.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Cộng đồng ASEAN (minh họa)

2. Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN

a) Cộng đồng Chính trị-An ninh, trị-An ninh ASEAN (APSC)

- Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN được xây dựng trên nền tảng những thành quả hợp tác chính trị-an ninh đã đạt được, nhằm mục tiêu tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực, nâng hợp tác chính trị-an ninh lên một nấc thang mới cao hơn và chặt chẽ hơn, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của ASEAN.

b) Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

- Cộng đồng Kinh tế ASEAN là sự tiếp nối các chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN trước đây, được mở rộng hơn về phạm vi, mức độ hợp tác kinh tế, thương mại,...

- Nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN bao gồm:

+ Tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề;

+ Xây dựng khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao, năng động, phát triển đồng đều, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.

c) Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN (ASCC)

- Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN là một khuôn khổ hợp tác chặt chẽ với các quy định và tiêu chuẩn chung để tạo sự hài hoà, bình đẳng và công bằng xã hội, nâng cao ý thức về cộng đồng và bản sắc chung ASEAN.

- Sáu nội dung chính của Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN bao gồm:

+ Phát triển con người;

+ Phúc lợi và bảo hiểm xã hội;

+ Bình đẳng xã hội và các quyền;

+ Bảo đảm bền vững về môi trường;

+ Xây dựng sắc ASEAN;

+ Thu hẹp khoảng cách phát triển.

- Có nền tảng từ sự phát triển các giá trị văn hoá truyền thống lâu đời, Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN là một trụ cột quan trọng, gắn kết và tạo thuận lợi cho việc xây dựng hai trụ cột Kinh tế và Chính trị-An ninh.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

3. Cộng đồng ASEAN sau năm 2015

Tầm nhìn ASEAN sau năm 2015

- Sau khi thành lập Cộng đồng ASEAN, các nước ASEAN tiếp tục đưa ra định hướng cho một giai đoạn phát triển mới sau năm 2015 với nội dung định hướng là tiếp tục củng cổ, làm sâu sắc hơn các lĩnh vực hợp tác.

- Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội (2020) đã nhất trí thông qua việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, hướng tới việc gắn kết chặt chẽ các nội dung hợp tác trên cả ba trụ cột (Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội), đồng thời bổ sung những nội dung mới như: hợp tác về chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, kinh tế xanh...

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Tranh vẽ cổ động cho Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025

Những thách thức của Cộng đồng ASEAN

- Thách thức trong nội khối:

+ Về chính trị: sự đa dạng về chế độ chính trị, tình hình chính trị ở một số nước còn phức tạp, còn tồn tại một số mẫu thuẫn trong quan hệ song phương...

+ Về kinh tế, sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển,... giữa các nước gây khó khăn trong hợp tác nội khối; sự tương đồng trong sản xuất một số ngành nghề cũng tạo ra sự cạnh tranh trong xuất khẩu,...

- Thách thức từ bên ngoài:

+ Cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực;

+ Diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông và tình hình quốc tế;

+ Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,...

- Để vượt qua những thách thức, các nước ASEAN đã và đang đẩy nhanh quá trình triển khai các kế hoạch đã đề ra vì lợi ích chung, lâu dài của cả cộng đồng.

Triển vọng của Cộng đồng ASEAN:

- ASEAN sẽ tiếp tục phát triển với mức độ liên kết, hợp tác ngày càng sâu rộng trên cả ba trụ cột, tiếp tục là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới.

- Về đối ngoại, ASEAN có quan hệ rộng mở với các đối tác bên ngoài, đồng thời có uy tín, vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại Hà Nội (2018)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 12 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác