Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 12.

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh

Hoàn cảnh đất nước

- Việt Nam là đất nước có nền văn hiến lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên truyền thống quý báu: yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa,...

- Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược và từng bước áp đặt ách cai trị ở Việt Nam. Dưới chế độ thực dân, nền độc lập dân tộc và quyền tự do của đại bộ phận nhân dân bị tước đoạt.

- Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại, Đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân là nhiệm vụ cấp bách của dân tộc và cũng là khát vọng của cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Hoàn cảnh quê hương

- Nghệ An là địa phương có truyền thống hiếu học và khoa bảng, người dân chịu khó và cần củ trong lao động. Đây còn là vùng đất của những làn điệu dân ca ví, giặm, là quê hương của nhiều danh nhân.

- Nghệ An cũng là địa phương có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

- Vào đầu thế kỉ XX, cuộc khai thác thuộc địa của tư bản Pháp đã dẫn đến hình thành khu công nghiệp Vĩnh - Bến Thuỷ. Từ đó, Nghệ An trở thành trung tâm công nghiệp, buôn bản lớn ở khu vực Bắc miền Trung. Những thanh niên, trí thức yêu nước và giai cấp công nhân có điều kiện tiếp thu nhiều tư tưởng mới của thời đại.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Ngôi nhà ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên (Nghệ An) nơi sinh của Hồ Chí Minh

Hoàn cảnh gia đình

- Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc và thân mẫu là Hoàng Thị Loan.

+ Nguyễn Sinh Sắc là một nhà nho yêu nước, từng đỗ Cử nhân tại trường thi Nghệ An (1894) và đỗ Phó bảng (1901). Ông là một tấm gương sáng về ý chí vượt khó, là người thầy mẫu mực trong dạy chữ, dạy người.

+ Bà Hoàng Thị Loan là con gái của nhà nho yêu nước Hoàng Xuân Đường. Bà là người sống chan hoà, giỏi làm ruộng và dệt vải, đã nuôi dưỡng các con bằng tình thương yêu cùng những điệu hò, câu ví, giặm.

- Dù phải trải qua tuổi thơ vất vả nhưng sự nền nếp, truyền thống hiếu học, giàu tình yêu thương của gia đình đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm hình thành nhân cách tốt đẹp và có sự đồng cảm với nhân dân lao động.

2. Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh

Thời niên thiếu và những hoạt động đầu tiên (1890-1911)

- Hồ Chí Minh có tuổi thơ gắn bó với làng Sen, đến năm 1895 được cha đưa theo vào Huế, học tại Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, sau đó là Trường Quốc học Huế.

- Từ năm 1909, Nguyễn Tất Thành đến nhiều tỉnh phía nam như Bình Định (1909), dạy học tại Trường Dục Thanh ở Phan Thiết (1910) rồi vào Sài Gòn (1911).

- Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành (với tên gọi mới là Văn Ba) đã rời Bến Nhà Rồng trên con tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Trường Quốc học Huế - nơi Nguyễn Tất Thành học tập trong những năm 1908 - 1909

Những năm tháng hoạt động ở nước ngoài (1911-1941)

- Từ năm 1911 đến năm 1920

+ Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước châu Á, châu châu Phi, tích cực tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động.

+ Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại hoạt động ở Pháp. Năm 1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, trong đó kí tên là Nguyễn Ái Quốc.

+ Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. Lê-nin.

+ Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

- Từ năm 1921 đến năm 1930

+ Từ năm 1921 đến tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp: tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Người cùng khổ,…

+ Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đến Liên Xô, tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế,..

+ Từ tháng 11-1924 đến giữa năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc), thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên (1925),...

+ Từ giữa năm 1927 đến cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng ở Pháp, Bỉ, Đức, Xiêm,...

+ Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Trung Quốc), soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua (tháng 12/1920)

- Từ năm 1930 đến năm 1941

+ Năm 1933, Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Liên Xô.

+ Năm 1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô trở lại Trung Quốc và hoạt động cách mạng ở đây.

+ Ngày 28-1-1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1941-1969)

- Từ năm 1941 đến năm 1945

+ Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941).

+ Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng.

+ Tháng 8-1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế. Tháng 9-1944, Hồ Chí Minh trở về nước tiếp tục lãnh đạo cách mạng.

+ Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, và được cử làm Chủ tịch của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Từ năm 1945 đến năm 1969

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954).

+ Tháng 1-1946, Hồ Chí Minh được Quốc hội khoá I bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951), Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

+ Tháng 10-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, kiêm Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam. Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (9-1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam.

+ Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại Hà Nội.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ III

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 12 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác