Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 7 (có đáp án): Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Với 34 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 12.

Câu 1. So với các cuộc tiến công chiến lược trong Đông - Xuân 1953-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) có điểm khác biệt nào sau đây?

A. Buộc Pháp phải phân tán lực lượng ra nhiều nơi khác nhau.

B. Đánh vào nơi quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

C. Tập trung đánh vào cơ quan đầu não của quân Pháp tại Tây Bắc.

D. Đánh vào nơi quan trọng và mạnh nhất của quân Pháp.

Câu 2. Thực dân Pháp buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta sau thất bại nào trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954)?

A. Thất bại ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (cuối 1946-đầu 1947).

B. Thất bại trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947.

C. Thất bại trong chiến dịch Biên giới năm 1950.

D. Thất bại trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Câu 3. Thắng lợi quân sự của quân dân ta trong thu đông năm 1947 đã buộc thực dân Pháp rút đại bộ phận quân khỏi

A. Tây Nguyên.

B. Việt Bắc.

C. Bắc Bộ.

D. Tây Bắc.

Câu 4. Xác định ý nghĩa của kháng chiến chống Pháp 1945-1954?

A. Mở kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc: độc lập-tự do.

B. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và sự thống trị gần 1 thế kỉ.

C. Mở kỉ nguyên: kỉ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên xây dựng CNXH.

D. Chiến thắng mang tầm quốc tế quan trọng và tính thời đại sâu sắc.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ 19/12/ 1946 đến tháng 2/ 1947)?

A. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

B. Giam chân địch trong thành phố.

C. Buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài. 

D. Tạo điều kiện cho cả nước bước vào kháng chiến lâu dài

Câu 6. Quân đội các nước với danh nghĩa Đồng minh vào nước ta sau năm 1945 là

A. quân Anh, quân Trung Hoa Dân quốc. 

B. quân Pháp, quân Anh.

C. quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc.

D. quân Anh, quân Mĩ.

Câu 7. Nhiệm vụ cấp bách của Cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. củng cố chính quyền, chống Pháp và nội phản.

B. chống quân Đồng minh đang có âm mưu xâm lược trở lại.

C. chống bọn phản động ta sai của quân Đồng minh.

D.  xây dựng đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Câu 8. Khi Pháp xâm lược Nam Bộ( 9/1945), Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có hành động nào để bảo vệ nền độc lập đất nước?

A. Đã tiến hành đàm phán khẩn cấp với Pháp.

B. Tố cáo hành vi của Pháp đến Liên hợp quốc.

C. Đưa toàn bộ quân đội vào Nam chiến đấu.

D. Huy động cả nước để chi viện cho Nam Bộ.

Câu 9. Trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước khó khăn nào?

A. Quân Pháp trở lại Đông Dương theo quy định của Hội nghị Pốtxđam.

B. Các đảng phái trong nước đều câu kết với quân Trung Hoa Dân quốc.

C. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, giặc ngoại xâm và nội phản.

D. Khối đoàn kết dân tộc bị chia rẽ sâu sắc, lực lượng chính trị suy yếu

Câu 10. Đại hội đại biểu nào của Đảng được coi là “Đại hội Kháng chiến thắng lợi”?

A. Đại hội đại biểu lần thứ I (1935). 

B. Đại hội đại biểu lần thứ II (1951).

C. Đại hội đại biểu lần thứ III (1960).

D. Đại hội đại biểu lần thứ IV (1976).

Câu 11. Những câu thơ sau gợi nhớ đến chiến thắng lịch sử nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?

“Năm mươi sáu ngày đêm

khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn!”

A. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947. 

B. Chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950.

C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 12. Nhiệm vụ tập hợp, xây dựng lực lượng khối đoàn kết dân tộc ở Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954 do mặt trận nào đảm nhiệm

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Hội Liên Việt.

C. Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào.

D. Mặt trận Liên Việt.

Câu 13. Trong thời kỳ 1945-1954, quân đội và nhân dân Việt Nam đã mở chiến dịch nào để tiêu diệt tập đoàn cứ điểm lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương?

A. Việt Bắc.

B. Thượng Lào.

C. Điện Biên Phủ.

D. Biên giới.

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953 -1954 ở Việt Nam?

A. Tạo điều kiện cho chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp.

C. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

D. Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta.

Câu 15. Điểm khác biệt về nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945  - 1954)?

A. Giành thắng lợi khi chưa có sự ủng hộ của các nước lớn trên thế giới.

B. Thắng lợi do có sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước lớn (Trung Quốc, Liên Xô).

C. Đều có sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

D. Lấy sức mạnh của nhiều nhân tố thắng sức mạnh kinh tế, quân sự.

Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954  ở Việt Nam?

A. Trực tiếp kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

C. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

D. Góp phần dẫn đến việc kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.

Câu 17. Vì sao Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II (1951) lại quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập ở 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác- Lênin riêng?

A. Do mỗi nước có một đặc điểm lịch sử riêng. 

B. Do sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.

C. Do nguyện vọng của nhân dân 3 nước.

D. Do xu thế phát triển của thế giới.

Câu 18. Đâu không phải là nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam được nêu trong báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam tại Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951)?

A. Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho dân tộc.

B. Thực hiện người cày có ruộng.

C. Xóa bỏ chế độ phong kiến, nửa phong kiến.

D. Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Câu 19. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954), các chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947) và Biên giới thu - đông (1950) đều

A. đẩy quân Pháp lâm vào thế phòng ngự, bị động.

B. chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn tiến công chiến lược.

C. đưa tới những chuyển biến tích cực về thế và lực cho ta.

D. làm cho quân Pháp ngày càng phải lệ thuộc vào Mỹ.

Câu 20. Điểm tương đồng về nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám với cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)?

A. Truyền thống yêu nước, ý chí của nhân dân.

B. Quá trình chuẩn bị lâu dài.

C. Có chính quyền dân chủ nhân dân.

D. Có sự đoàn kết của nhân dân  3 nước Đông Dương.

Câu 21. Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về

A. đối tượng tác chiến.

B. địa hình tác chiến.

C. loại hình chiến dịch. 

D. lực lượng chủ yếu

Câu 22. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông (1947) và Biên giới thu- đông (1950) của quân dân Việt Nam đều

A. chủ động tiến công Pháp.

B. thực hiện chiến tranh nhân dân. 

C. mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

D. làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

Câu 23. Âm mư­u “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu  -đông 1947.

B. Chiến dịch biên giới thu - đông 1950

C. Cuộc Tiến công chiến lược đông-xuân 1953-1954

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

Câu 24. Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 có nhiệm vụ trọng tâm là

 A. giữ thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. 

B. đưa cả nước bước vào kháng chiến lâu dài.

C. phá hủy toàn bộ phương tiện vật chất của Pháp. 

D. tiêu diệt toàn bộ binh lực Pháp.

Câu 25. Một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 của quân dân Việt Nam là

A. tinh thần quyết tâm của dân tộc.

B. lực lượng tham gia chiến dịch.

C. bối cảnh quốc tế mở chiến dịch. 

D. lực lượng chỉ đạo chiến dịch.

Câu 26. Về chính trị, trong những năm 1951-1953, ở Việt Nam diễn ra sự kiện nào sau đây?

A. Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng. 

B. Thành lập Mặt trận Việt Minh.

C. Quân giải phóng miền Nam ra đời. 

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng.

Câu 27. Sự kiện nào trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ vào ngày 19-12-1946?

A. Quân Pháp đánh úp trụ sở Uy ban nhân dân Nam Bộ.

B. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến”.

D. Quân Pháp mở chiến dịch tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc

Câu 28. Nhiệm vụ chủ yếu của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947) là

A. bảo vệ Hà Nội và các đô thị.

B. củng cố hậu phương kháng chiến.

C. tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch. 

D. giam chân quân Pháp tại các đô thị.

Câu 29. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân đế quốc nào sau đây đã quay trở lại xâm lược Việt Nam?

A. Anh

B. Pháp

C. Mỹ

D. Nhật

Câu 30. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951)có điểm gì mới so với những chủ trương trước đó của Đảng?

A. Giải quyết triệt để vấn đề dân tộc ở Đông Dương.

B. Xác định đường lối kháng chiến của Đảng.

C. Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.

D. Giải quyết vấn đề dân tộc ở từng nước Đông Dương.

Câu 31. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 ở Việt Nam được tiến hành trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?

A. Thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc.

B. Thực dân Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường chính

C. Thực dân Pháp buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

D. Mĩ đang hỗ trợ thực dân Pháp triển khai kế hoạch Nava.

Câu 32. Quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thực chất nhằm mục đích

A. lật đổ chính quyền cách mạng, tiêu diệt đảng cộng sản.

B. câu kết với bọn phản động để dựng lên chính phủ tay sai.

C. làm hậu thuẫn cho quân Mĩ chiếm Đông Dương.

D. giúp đỡ thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.

Câu 33. Cuộc chiến đấu của nhân dân Nam bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam đã chứng minh

A. sự đúng đắn của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.

B. sự chuẩn bị đầy đủ về lực lượng của ta trước âm mưu mới của kẻ thù .

C. quyết tâm của ta trong việc bảo vệ thành quả  của cách mạng. 

D. thực dân Pháp đã thất bại hoàn toàn trong âm mưu mới.

Câu 34. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ở Việt Nam (1946 - 1947)?

A. Tạo điều kiện cho cả nước bước vào kháng chiến lâu dài.

B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự Nava của Pháp.

C. Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.

D. Là một thắng lợi quân sự tiêu biểu của nhân dân ta.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác