Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Với 28 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 12.

Câu 1. Nhận định “Tư tưởng Hồ Chỉ Mình là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động” của Đảng đúng hay sai? Vi Sao?

A. Sai, vì tư tưởng Hồ Chí Minh đã không còn phù hợp với thực tiễn cách mạng.

B. Đúng, vì tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng của lý luận cách mạng Việt Nam.

C. Đúng, vị tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá đối với nhân dân Việt Nam.

D. Sai, vì Đảng xem chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho mọi hành động.

Câu 2. Theo em, thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, xứng đáng với sự hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ cha anh đi trước?

A. Tuyên truyền, giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

B. Học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội. 

C. Tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

D. Tìm hiểu lịch sử dân tộc.

Câu 3. I. Ganđi nhận xét Chủ tịch Hồ Chí Minh là “nhà lãnh đạo vĩ đại và kiên định”. Nhận định trên đúng hay sai? Vì sao?

A. Đúng, vì cả cuộc đời của Người chỉ mong muốn đem lại hạnh phúc cho dân tộc.

B. Sai, vì Bác đã có sự thay đổi từ lập trường yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản.

C. Đúng, vì khi thành lập Đảng, Bác không thực hiện chỉ thị của Quốc tế cộng sản.

D. Sai, vì Bác chỉ kiên định đối với nhân dân Việt Nam không quan tâm đến quốc tế.

Câu 4. Điểm chung của các ông Nguyễn Sơn, Nguyễn Hình, Trần Đại Nghĩa sau khi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh là đều

A. cống hiến trọn cuộc đời mình cho đất nước.

B. đã được thụ phong quân hàm cấp Đại tướng.

C. trở thành lãnh đạo cao cấp trong Chính phủ.

D. từ người yêu nước trở thành người cộng sản.

Câu 5. Năm nào thành phố Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh?

A. 1970.

B. 1973.

C. 1976.

D. 1979.

Câu 6. Theo em, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào trong giai đoạn hiện nay?

A. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc.

B. Giúp chúng ta nâng cao trình độ văn hóa. 

C. Giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. 

D. Giúp chúng ta hội nhập quốc tế tốt hơn.

Câu 7. Từ việc UNESCO đã ghi nhận những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân loại, em rút ra bài học gì cho bản thân?

A. Cần phải học giỏi để trở thành người nổi tiếng. 

B. Cần sống có lý tưởng, phấn đấu vì độc lập, tự do của dân tộc và tiến bộ xã hội. 

C. Cần phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

D. Cần phải rèn luyện sức khỏe để có thể cống hiến cho đất nước.

Câu 8. Nhận định nào sau đây là đúng về vị trí của Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ lỗi lạc.

B. Người lãnh đạo cao nhất của Quốc tế cộng sản.

C. Hoạch định đường lối cho các dân tộc thuộc địa.

D. Biểu tượng cho nền hòa bình an ninh của thế giới.

Câu 9. Từ việc nhân dân Việt Nam luôn dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh lòng kính yêu vô hạn, em rút ra bài học gì cho bản thân?

A. Cần phải biết ơn những người đã khuất.

B. Cần phải có lòng yêu nước. 

C. Cần sống có ích, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. 

D. Cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Câu 10. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời cho mục tiêu nào sau đây? 

A. Độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân. 

B. Phát triển kinh tế - xã hội.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 11. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết văn, làm thơ với mục đích là

A. trở thành văn, nhà thơ nổi tiếng. 

B. phục vụ nhân dân và cách mạng.

C. để thu hút sự ủng hộ của quốc tế. 

D. đánh vào tâm lý giặc ngoại xâm.

Câu 12. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng sáng tác cho loại hình nghệ thuật nào sau đây?

A. Kiến trúc.

B. Điêu khắc.

C. Âm nhạc.

D. Thể thao.

Câu 13. Ngoài Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, công trình nào khác được xây dựng theo nguyện vọng của nhân dân sau khi Người qua đời?

A. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

B. Hoàng thành Thăng Long. 

C. Bảo tàng Hồ Chí Minh.

D. Chùa Một Cột.

Câu 14. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được ví như điều gì?

A. Ngọn hải đăng soi đường.

B. Tài sản tinh thần vô giá. 

C. Kim chỉ nam hành động.

D. Báu vật quốc gia.

Câu 15. Năm nào UNESCO ra Nghị quyết về Kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. 1986.

B. 1987.

C. 1988.

D. 1989.

Câu 16. Nơi nào sau đây không phải là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống và hoạt động?

A. Khách sạn Ca-tơn (Anh).

B. Nhà số 9, Thủ đô Pa-ri (Pháp). 

C. Nhà Trắng, Hoa Kỳ. 

D. Khu di tích Hồ Chí Minh tại Liễu Châu, Quảng Tây (Trung Quốc).

Câu 17.  Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có tác dụng như thế nào đến đời sống chính trị - xã hội Việt Nam?

A. Lan tỏa và mang lại những giá trị tích cực.

B. Giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trong nhân dân.

C. Thay đổi cơ cấu dân cư theo vùng kinh tế.

D. Ổn định cuộc sống cho nhân dân vùng cao.

Câu 18. Tên Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt cho địa danh nào sau đây?

A. Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

B. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 

C. Đường phố tại Mát-xcơ-va, Nga.

D. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Câu 19. Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào năm nào?

A. 2010.

B. 2012.

C. 2014.

D. 2016.

Câu 20. Theo UNESCO, những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật là sự kết tinh của điều gì?

A. Nền văn minh lúa nước. 

B. Truyền thống văn hóa Việt Nam. 

C. Tinh hoa văn hóa phương Đông.  

D. Bản sắc văn hóa phương Tây.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác