Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 7 (có đáp án): Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 12.

Câu 1. Một trong những thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi mới thành lập là

A. được Trung Quốc và Liên Xô giúp đỡ.

B. được các nước xã hội chủ nghĩa công nhận.

C. nhân dân đã giành được quyền làm chủ đất nước.

D. Phát xít Nhật đã được giải giáp khỏi nước ta.

Câu 2. Sự kiện đánh dấu việc thực dân Pháp chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai là

A. Pháp gây hấn ở Sài Gòn-Chợ Lớn khi nhân dân mít tinh.

B. quân Pháo chiếm đóng những nơi quan trọng ở Sài Gòn.

C. quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban  Nhân dân Nam Bộ.

D. Pháp gửi tối hậu thư đòi quyền giữ gìn trật tự ở Hà Nội.

Câu 3. Âm mưu chủ yếu của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim. 

B. đưa thực dân Pháp quay trở lại xâm lược.

C. mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược VN.

D. chống phá chính quyền cách mạng VN.

Câu 4. Cuộc chiến đấu của nhân dân Nam bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam đã

A. ngăn chặn hoàn toàn cuộc chiến  với thực dân Pháp.

B. khắc phục được nhiều  khó khăn do chế độ cũ để lại .

C. bảo vệ vững chắc nền độc lập non trẻ của Việt Nam.  

D. tạo tiền đề cho cuộc trường kì kháng chiến của dân tộc.

Câu 5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ (1945) trong bối cảnh quốc tế nào sau đây?

A. Nhân dân Việt Nam đã trở thành người làm chủ đất nước

B. Lực lượng vũ trang ba thứ quân có sự phát triển vượt bậc

C. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phát triển.

D. Chế độ xã hội mới, tiến bộ ở Việt Nam đang được củng cố.

Câu 6.  Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945- 1954) diễn ra trong điều kiện

A. quan hệ quốc tế bị chi phối bởi trật tự hai cực I-an-ta.

B. nguy cơ chiến tranh thế giới hai đe dọa toàn nhân loại.

C. chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô khủng hoảng sâu sắc.

D. trât tự thế giới đa cực đang trong giai đoạn hình thành.

Câu 7.  Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng mở rộng đã quyết định

A. kí hiệp định Sơ bộ với Pháp. 

B. phát động toàn quốc kháng chiến.

C. phản công quân Pháp tại Việt Bắc   

D. ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

Câu 8. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946) là do

A. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.

B. quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.

C. Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng quân sự để tiến hành xâm lược Việt Nam.

D. Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.

Câu 9.  Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (cuối 1946-đầu 1947) đã

A. tiêu diệt hoàn toàn lực lượng chủ lực của địch tại các đô thị.

B. làm phá sản kế hoạch « đánh nhanh thắng nhanh » của Pháp.

C. mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc.

D. củng cố niềm tin của quân dân ta vào thắng lợi kháng chiến.

Câu 10. Tháng 2-1951, tại Vinh Quang (Chiêm Hóa-Tuyên Quang) đã diễn ra sự kiện nào dưới đây?

A. Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần I.

B. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt.

C. Hội nghị đại biểu thành lập Liên minh nhân Việt-Minh-Lào.

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 11. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng (2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là

A. Đảng Cộng Sản Đông Dư­ơng.

B. Đảng Lao động Việt Nam.

C. Đảng Cộng Sản Việt Nam.

D. Đảng Lao động Đông D­ương.

Câu 12.  Để làm phá sản kế hoạch Rơve của Pháp, tháng 6-1950 Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch nào sau đây?

A. Hồ Chí Minh.

B. Việt Bắc thu - đông.

C. Biên giới thu - đông.

D. Điện Biên Phủ.

Câu 13. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947?

A. Phá vỡ thế bị bao vây cô lập của cách mạng Việt Nam.

B. Làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng.

C. Pháp buộc phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta.

D. Làm cho quân Pháp phải lệ thuộc hoàn toàn vào Mĩ.

Câu 14. Vì sao Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

A. Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

B. Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến.

C. Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

D. Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc triệu tập Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) là

A. Đã hơn 15 năm Đảng vẫn chưa Đại hội để kiện toàn lại tổ chức.

B. Do cần phải đưa Đảng ra hoạt động công khai, tránh sự nghi kị của quốc tế.

C. Do cần phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

D. Do cuộc kháng chiến có bước phát triển, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 16. Những thắng lợi của quân dân Việt Nam trên tất cả các mặt quân sự- chính trị- kinh tế- văn hóa…trong những năm 1950-1953 đã cho thấy sự đúng đắn của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc thực hiện đường lối nào?

A. Độc lập dân tộc- chủ nghĩa xã hội.

B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến bảo vệ tổ quốc.

C. Kháng chiến - kiến quốc.

D. Dựng nước đi đôi với giữ nước.

Câu 17. Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930-1945?

A. Nhiệm vụ - mục tiêu.

B. Tính chất và hình thức hoạt động.

C. Động lực cách mạng. 

D. Mối quan hệ quốc tế.

Câu 18. Từ việc thành lập Mặt trận Liên Việt (3-1951) Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì về xây dựng mặt trận hiện nay?

A. Xây dựng khối liên minh công-nông.

B. Xây dựng khối đoàn kết dân tộc.

C. Đoàn kết các tôn giáo.

D. Đoàn kết các dân tộc.

Câu 19.  Năm 1953, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm mục đích

A. khóa chặt biên giới Việt - Trung.

B. cô lập căn cứ địa Việt Bắc.

C. kết thúc chiến tranh trong danh dự.

D. quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương.

Câu 20.  Trong những năm 1953 - 1954, để can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, Mỹ đã

A. ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

B. ồ ạt đưa quân Mỹ và quân Đồng minh vào miền Nam.

C. dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam.

D. tăng cường viện trợ cho Pháp thực hiện kế hoạch Nava.

Câu 21.  Chủ trương, kế hoạch của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra trong Đông- xuân 1953 - 1954 thể hiện kế sách nào sau đây?

A. Tránh chỗ yếu, đánh chỗ mạnh.

B. Kết hợp tiến công với nổi dậy.

C. Điều địch để đánh địch.  

D. Lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều.

Câu 22. “Chủ động mở những cuộc tiến công tại những địa bàn trọng yếu buộc địch phải phân tán lực lượng” là

A. nhiệm vụ chính của quân ta trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950

B. phương hướng chiến lược của quân ta trong đông xuân 1953-1954.

C. phương châm tác chiến của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

D. lối đánh xuyên suốt của quân ta trong các chiến dịch kháng chiến chống Pháp.

Câu 23. Điểm khác biệt cơ bản về hướng tiến công của quân đội Việt Nam trong xuân hè 1954 so với đông xuân 1953-1954 là gì?

A. Tấn công vào nơi mà địch tương đối yếu.  

B.  Tấn công vào nơi mạnh nhất của địch

C. Tấn công vào nơi địch yếu nhất. 

D. Tấn công vào hậu phương của địch.

Câu 24. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam có tác động như thế nào đến chủ nghĩa thực dân trên thế giới?

A. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới

B. Đánh dấu bước chuyển từ thực dân kiểu cũ sang kiểu mới trên thế giới

C. Mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới

D. Mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới

Câu 25. Nguyên nhân quyết định tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 -1954?

A. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

B. Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

C. Tinh thần đoàn kết của liên minh chiến đấu 3 nước Đông Dương.

D. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc và bạn bè quốc tế

Câu 26. Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp gần 1 thế kỉ trên đất nước ta.

B. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang cách mạng XHCN, tạo cở sở giải phóng miền Nam.

C. Chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến một ngàn năm.

D. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của CNĐQ sau chiến tranh thế giới 2.

Câu 27. Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là gì?

A.  Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân.

B. Có Mặt trận dân tộc thống nhất ngày càng được củng cố và mở rộng.

C. Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương chống kẻ thù chung.

D. Đường lối lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Câu 28. Xác định cuộc kháng chiến giúp miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tạo cơ sở để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

A. Cách mạng tháng Tám 1945.

B.  Kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

C. Tổng tấn cống Tết Mậu Thân 1968.

D. Kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).

Câu 29. Thắng lợi nào của VIệt Nam đã cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

A. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954

B. Chiến tháng cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).

C. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 1972.

D. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời 1945.  

Câu 30. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của nhân dân Việt Nam có tác động như thế nào đến chủ nghĩa thực dân trên thế giới?

A. Mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới.

B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.

C. Đánh dấu bước chuyển từ thực dân kiểu cũ sang kiểu mới trên thế giới.

D. Mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác