Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 5 (có đáp án): Cộng đồng ASEAN: từ ý tưởng đến hiện thực

Với 21 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: từ ý tưởng đến hiện thực có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 12.

Câu 1. Mục tiêu “xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình ở Đông Nam Á” được đề ra năm 1967 trong văn kiện nào sau đây của tổ chức ASEAN?

A. Hiệp ước Ba-li.

B. Tuyên bố Băng Cốc.

C. Hiến chương ASEAN.

D. Tầm nhìn ASEAN 2020.

Câu 2. ASEAN chính thức khẳng định ý tưởng xây dựng Cộng đồng khi đã

A. đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình phát triển.

B. kết nạp đầy đủ tất cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

C. xóa bỏ hết mâu thuẫn song phương và đa phương trong khu vực.

D. xóa bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan trong buôn bán giữa các nước.

Câu 3. Văn bản đầu tiên đề xuất ý tưởng xây dựng một Cộng đồng ASEAN là

A. Tuyên bố Ba-li II  

B. Tuyên bố Cua-la Lăm-pua

C. Tầm nhìn ASEAN 2020.

D. Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN.

Câu 4. Văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 được thông qua đã đáp ứng được nguyện vọng của các quốc gia thành viên về một khu vực Đông Nam Á

A. gắn kết, hữu nghị, ổn định và hợp tác.

B. nhất thể hóa, không có cạnh tranh.

C. không có sự chênh lệch về trình độ phát triển.

D. không chịu ảnh hưởng của các cường quốc.

Câu 5. Văn kiện nào sau đây đã tạo cơ sở pháp lý để xây dựng Cộng đồng ASEAN?

A. Tuyên bố Ba-li I 

B. Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập 

C. Hiến chương ASEAN 

D. Tầm nhìn ASEAN 2020.

Câu 6. Văn kiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) đã

A. xác định nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước.

B. tạo hành lang pháp lý cho xây dựng Cộng đồng ASEAN.

C. vạch ra kế hoạch để xây dựng Cộng đồng ASEAN.

D. đánh dấu Cộng đồng ASEAN chính thức có hiệu lực.

Câu 7. Sự kiện lịch sử nào sau đây đánh dấu Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập?

A. Các nhà lãnh đạo ASEAN kí Tuyên bố Cua-la Lăm-pua

B. Hội nghị cấp cao ASEAN thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020.

C. Các nước sáng lập ASEAN thông qua Tuyên bố Băng Cốc.

D. Các nước ASEAN kí Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á.

Câu 8. Năm 2015, tổ chức ASEAN đã có hoạt động nào sau đây?

A. Thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025

B. Thông qua Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II.

C. Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN.

D. Thống nhất chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động”.

Câu 9. Nhận xét nào sau đây là đúng về quá trình thành lập Cộng đồng ASEAN?

A. Cộng đồng ASEAN ra đời là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài.

B. Sự tương đồng về thể chế chính trị là cơ sở thành lập Cộng đồng ASEAN.

C. Quá trình thành lập Cộng đồng ASEAN không chịu tác động từ bên ngoài.

D. Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được đề ra ngay khi thành lập tổ chức.

Câu 10. Việc xây dựng Cộng đồng ASEAN không nhằm mục tiêu nào sau đây?

A. Đưa ASEAN thành tổ chức hợp tác liên chính phủ có liên kết sâu rộng.

B. Mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài thông qua nhiều khuôn khổ.

C. Khiến các nước thành viên có sự ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý.

D. Xóa bỏ khoảng cách và sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước.

Câu 11. “Tại Hội nghị Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 20 (2023), lần đầu tiên ASEAN đề ra kế hoạch tổ chức tập trận chung”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Bộ Cánh diều, tr.25)

Đoạn thông tin trên phản ánh nỗ lực của ASEAN trong việc xây dựng Cộng đồng

A. Kinh tế.

B. Văn hóa-Xã hội.  

C. Chính trị-An Ninh.

D. Thể thao-Du lịch.

Câu 12. Nội dung nào sau đây là cơ sở để thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN?

A. Những thành tựu trong việc xóa bỏ hàng rào thuế quan.

B. Các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN đã thực hiện.

C. Sự tương đồng về năng lực sản xuất giữa các nước.

D. Các yếu tố cạnh tranh trong kinh tế đã bị xóa bỏ.

Câu 13. Một trong những nội dung của Cộng đồng Kinh tế ASEAN là

A. Xây dựng một xã hội chia sẻ, hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau.

B. Tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất.

C. Tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh ở khu vực.

D. Thúc đẩy trao đổi văn hóa, đề cao thống nhất trong đa dạng.

Câu 14. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN là những văn kiện thể hiện nỗ lực của tổ chức ASEAN trong việc xây dựng Cộng đồng

A. Kinh tế

B. Chính trị-An ninh

C. Văn hóa-Xã hội 

D. Giáo dục-Công nghệ

Câu 15. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN không bao gồm nội dung cơ bản nào sau đây?

A. Đảm bảo môi trường bền vững, tạo dựng bản sắc ASEAN.

B. Phát triển con người, đảm bảo phúc lợi và bảo hiểm xã hội.

C. Thu hẹp khoảng cách phát triển, xây dựng bình đẳng xã hội.

D. Hội nhập đầy đủ, sâu sắc vào nền kinh tế chung của toàn cầu.

Câu 16. APSC là tên viết tắt bằng tiếng Anh của

A. Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

B. Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN.

C. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN

D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 17. Năm 2015, cùng với việc thành lập Cộng đồng ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua văn kiện nào sau đây?

A. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. 

B. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.

C. Tầm nhìn ASEAN 2020 

D. Hiến chương ASEAN.

Câu 18. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa hai văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025?

A. Được thông qua sau khi Cộng đồng ASEAN đã đi vào hoạt động.

B. Đề xuất các ý tưởng và lộ trình để thành lập Cộng đồng ASEAN.

C. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý về vấn đề tranh chấp Biển Đông.

D. Khẳng định sự hợp tác giữa các nước thành viên trên cả ba trụ cột.

Câu 19. Trong quá trình hoạt động và phát triển, Cộng đồng ASEAN phải đối mặt với thách thức nào sau đây?

A. Sự đa dạng của các nước thành viên về chế độ chính trị, tôn giáo.

B. Quá trình hoàn thiện các thể chế, chính sách tiếp tục được đẩy mạnh.

C. Quan hệ với các đối tác bên ngoài khu vực ngày càng rộng mở.

D. Mức độ liên kết, hợp tác giữa các nước thành viên ngày càng sâu rộng

Câu 20. Nội dung nào sau đây là thách thức của Cộng đồng ASEAN đến từ bên ngoài?

A. Sự chênh lệch đáng kể về thu nhập và trình độ phát triển giữa các quốc gia thành viên.

B. Sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

C. Sự khác biệt trong hệ thống chính trị và tôn giáo giữa các quốc gia trong Cộng đồng.

D. Sự tương đồng trong sản xuất một số ngành nghề tạo sự cạnh tranh trong xuất khẩu.

Câu 21. Nội dung nào sau đây là triển vọng của Cộng đồng ASEAN?

A. Vai trò, vị thế của ASEAN đã được khẳng định trên trường quốc tế.

B. Cộng đồng ASEAN là tổ chức có quy mô kinh tế đứng đầu thế giới.

C. Dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đã được kiểm soát.

D. Sự đa dạng về chế độ chính trị, tôn giáo, văn hóa giữa các thành viên.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác