Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

1. Tác dụng cản trở dòng điện của vật dẫn điện

- Với cùng hiệu điện thế đặt vào hai đầu các vật dẫn điện khác nhau thì cường độ dòng điện chạy qua cũng khác nhau.

- Mỗi vật dẫn điện có mức độ cản trở dòng điện khác nhau.

2. Điện trở. Định luật Ohm

- Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện trong mạch.

Điện trở được kí hiệu là

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm

Trong hệ SI, đơn vị đo điện trở là ôm, kí hiệu là .

1kΩ=1000Ω; 1MΩ=1000 000Ω

- Định luật Ohm: Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn với tỉ lệ nghịch và điện trở của nó.

I=UR

Trong đó:

+ I (A) là cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn,

+ U (V) là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn,

RΩ là điện trở của đoạn dây dẫn.

3. Công thức tính điện trở

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm

Điện trở của một đoạn dây dẫn được xác định bởi công thức:

R=ρlS

Trong đó:

+ RΩ là điện trở của đoạn dây dẫn.

+ lm là chiều dài của đoạn dây dẫn.

+ S (m2) là tiết diện của đoạn dây dẫn.

+ ρΩ.m là điện trở suất của dây dẫn.

- Điện trở suất phụ thuộc vào bản chất vật liệu làm dây dẫn, là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của vật liệu (hay chất) đó ở một nhiệt độ nhất định.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác