Chuẩn bị. Nguồn điện và dây nối, nguồn sáng, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì
Thực hành trang 35 KHTN 9: Chuẩn bị
Nguồn điện và dây nối, nguồn sáng, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật sáng (khe chữ F), màn chắn.
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
Thí nghiệm 1. Thấu kính hội tụ
a. Khoảng cách từ vật đến thấu kính lớn hơn tiêu cự
- Lắp đặt dụng cụ như hình 6.5.
- Dịch chuyển thấu kính sao cho khoảng cách từ khe chữ F đến thấu kính lớn hơn tiêu cự được ghi trên thấu kính.
- Dịch chuyển màn chắn để tìm vị trí cho ảnh rõ nét trên đó (có thể quan sát rõ các chi tiết nhỏ trên ảnh).
- Bỏ màn chắn, đặt mắt ở vị trí thích hợp, đón chùm sáng ló.
- Mô tả tính chất ảnh quan sát được khi dùng màn chắn và khi quan sát trực tiếp bằng mắt.
b. Khoảng cách vật đến thấu kính nhỏ hơn tiêu cự
- Dịch chuyển thấu kính sao cho khoảng cách từ khe chữ F đến thấu kính nhỏ hơn tiêu cự của thấu kính.
- Dịch chuyển màn chắn để tìm vị trí cho ảnh rõ nét trên đó.
- Bỏ màn chắn, đặt mắt ở vị trí thích hợp, đón chùm sáng ló.
- Mô tả tính chất ảnh quan sát được khi dùng màn chắn và khi quan sát trực tiếp bằng mắt.
Thí nghiệm 2. Thấu kính phân kì
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
- Thay thấu kính hội tụ ở hình 6.5 bằng thấu kính phân kì.
- Dịch chuyển thấu kính phân kì tới một số vị trí khác nhau. Ứng với mỗi vị trí đó, dịch chuyển màn chắn để tìm vị trí cho ảnh rõ nét trên đó. Sau đó, bỏ màn chắn, đặt mắt phía sau ở vị trí thích hợp, đón chùm sáng ló.
- Mô tả tính chất ảnh quan sát được khi dùng màn chắn và khi quan sát trực tiếp được bằng mắt.
So sánh tính chất ảnh trong các trường hợp trên với kết quả ở bảng 6.1.
Trả lời:
Thí nghiệm 1: Thấu kính hội tụ
Dịch chuyển thấu kính sao cho khoảng cách từ khe chữ F đến thấu kính lớn hơn tiêu cự thấu kính, ta quan sát thu được ảnh thật, ngược chiều vật:
f < d < 2f thì ảnh lớn hơn vật.
d = 2f thì ảnh bằng vật.
d > 2f thì ảnh nhỏ hơn vật.
Thí nghiệm 2: Thấu kính phân kì
Dịch chuyển thấu kính tới một số vị trí khác nhau. Tại các vị trí khác nhau đó ta đều không thu được ảnh trên màn chắn.
- Kết quả thu được ở 2 thí nghiệm khớp với kết quả ở bảng 6.1.
Lời giải KHTN 9 Bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp hay khác:
Câu hỏi 1 trang 33 KHTN 9: Lấy ví dụ về các trường hợp nhìn được ảnh của vật qua thấu kính ....
Câu hỏi 2 trang 34 KHTN 9: Tìm hiểu và vẽ ảnh của vật sáng AB không vuông góc ....
Câu hỏi 3 trang 35 KHTN 9: Khi dịch chuyển màn chắn trong thí nghiệm trên ....
Câu hỏi 4 trang 36 KHTN 9: Ở hình 6.3, chỉ ra các cặp tam giác đồng dạng ....
Luyện tập 4 trang 36 KHTN 9: Đặt một vật cao 8 mm trước thấu kính hội tụ ....
Câu hỏi 5 trang 37 KHTN 9: Dựa vào hình vẽ, em chứng tỏ trong trường hợp vật cách thấu kính ....
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều