Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 23 Cánh diều

Với lời giải KHTN 9 trang 23 trong Bài 3: Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 23.

Luyện tập 4 trang 23 KHTN 9: Khi ta quan sát một vật ở dưới đáy bể nước (hình 3.8), ta có cảm giác vật và đáy bể ở gần mặt nước hơn so với thực tế. Em hãy giải thích hiện tượng này.

Khi ta quan sát một vật ở dưới đáy bể nước hình 3.8, ta có cảm giác vật

Trả lời:

Vì khi tia sáng đi từ không khí sang nước, tại mặt phân cách giữa hai môi trường xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng, chiết suất của nước lớn hơn chiết suất của không khí nên tia khúc xạ trong môi trường nước gần pháp tuyến hơn so với tia tới, do đó đường kéo dài của tia tới trong môi trường nước được nâng lên cao hơn, cắt với đường vuông góc với mặt phân cách và đi qua vị trí vật thật tại điểm gần mặt nước hơn.

Do vậy, khi ta quan sát một vật ở dưới đáy bể nước (hình 3.8), ta có cảm giác vật và đáy bể ở gần mặt nước hơn so với thực tế.

Vận dụng 1 trang 23 KHTN 9: Khi người thợ lặn dưới nước nhìn lên trên chỉ thấy có một vùng hình tròn sáng ở mặt nước, phía ngoài vùng đó bị tối đen mặc dù bên trên không có vật che sáng (hình 3.9) Em hãy giải thích hiện tượng này.

Khi người thợ lặn dưới nước nhìn lên trên chỉ thấy có một vùng hình tròn sáng ở mặt nước

Trả lời:

Khi người thợ lặn dưới nước nhìn lên trên chỉ thấy có một vùng hình tròn sáng ở mặt nước

Khi người thợ lặn dưới nước nhìn lên trên chỉ thấy có một vùng hình tròn sáng ở mặt nước, phía ngoài vùng đó bị tối đen mặc dù bên trên không có vật che sáng. Vì:

+ Ta chỉ quan sát được vật khi có ánh sáng truyền vào mắt ta, khi không có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta thì sẽ thấy tối đen.

+ Tia sáng truyền theo chiều nào thì cũng truyền ngược lại theo chiều đó.

+ Khi tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì tại mặt phân cách giữa hai môi trường xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Do vậy, chỉ nhìn được một vùng không gian có giới hạn bởi hai chùm tia sáng như hình ảnh minh họa phía trên.

Vận dụng 2 trang 23 KHTN 9: Sợi quang được ứng dụng trong nội soi, trang trí, truyền thông tin, ... Sợi quang có thể cho ánh sáng đi từ đầu này đến đầu bên kia mà hầu như không giảm cường độ sáng. Tính chất này có được là do khi tia sáng truyền trong sợi quang nếu gặp lớp vỏ sẽ bị phản xạ toàn phần (hình 3.10). Nếu phần lõi sợi quang có chiết suất n1, và lớp vỏ có chiết suất n2 thì các chiết suất này phải có đặc điểm gì?

Sợi quang được ứng dụng trong nội soi, trang trí, truyền thông tin. Sợi quang có thể cho ánh sáng đi

Trả lời:

Nếu phần lõi sợi quang có chiết suất n1, và lớp vỏ có chiết suất n2 thì các chiết suất này phải có đặc điểm: Chiết suất n2 phải nhỏ hơn chiết suất n1. Là điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

Lời giải KHTN 9 Bài 3: Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác