Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 22 Cánh diều

Với lời giải KHTN 9 trang 22 trong Bài 3: Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 22.

Thực hành trang 22 KHTN 9: Chuẩn bị

Bản bán trụ bằng thủy tinh, đèn laser, bảng thép có gắn thước đo góc.

Tiến hành thí nghiệm và thảo luận

- Lắp đặt dụng cụ và điều chỉnh đèn để chiếu tia sáng tới mặt cong của bản bán trụ như hình 3.7. Quan sát đường đi của tia sáng.

- Tăng dần góc tới từ 00 đến 900, đồng thời quan sát và nhận xét về độ sáng của tia phản xạ, tia khúc xạ so với tia tới. Xác định góc tới khi bắt đầu không còn quan sát thấy tia khúc xạ.

Chuẩn bị. Bản bán trụ bằng thủy tinh, đèn laser, bảng thép có gắn thước đo góc

Trả lời:

- Đường đi của tia sáng: Tia sáng chiếu vào bản bán trụ truyền thẳng, khi tới mặt phân cách giữa môi trường thủy tinh và môi trường không khí thì tia sáng bị khúc xạ.

- Nhận xét về độ sáng của tia phản xạ, tia khúc xạ so với tia tới:

Góc tới

Chùm tia khúc xạ

Chùm tia phản xạ

Nhỏ

- Lệch xa pháp tuyến (so với tia tới)

- Rất sáng

- Rất mờ

Có giá trị đặc biệt igiới hạn

- Gần như sát mặt phân cách

- Rất mờ

- Rất sáng

Có giá trị lớn hơn giá trị igiới hạn

- Không còn

- Rất sáng

- Xác định góc tới khi bắt đầu không còn quan sát thấy tia khúc xạ:

Giả sử, sử dụng thủy tinh crown.

Chiết suất của thủy tinh crown là: ntt=cvtt=3.1081,972.1081,52

Góc giới hạn để bắt đầu không còn thấy tia khúc xạ:

sinigh=nkkntt=11,520,658igh=arcsin0,658410

Luyện tập 2 trang 22 KHTN 9: Lắp đặt các dụng cụ như hình 3.5, chiếu tia sáng đi từ không khí vào bản bán trụ, tăng dần góc tới từ 0° đến 90°. Hãy cho biết có xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần hay không?Lắp đặt các dụng cụ như hình 3.5, chiếu tia sáng đi từ không khí vào bản bán trụ

Lắp đặt các dụng cụ như hình 3.5, chiếu tia sáng đi từ không khí vào bản bán trụ

Trả lời:

Lắp đặt các dụng cụ như hình 3.5, chiếu tia sáng đi từ không khí vào bản bán trụ, tăng dần góc tới từ 0° đến 90°, ta thấy luôn có tia khúc xạ ở môi trường thủy tinh. Như vậy, ở trường hợp này không xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

Luyện tập 3 trang 22 KHTN 9: Tính góc tới hạn khi chiếu tia sáng đi từ nước ra không khí. Biết chiết suất của nước là n = 1,33. Với góc tới hạn tính được, em hãy thực hiện thí nghiệm kiểm tra điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần với hai môi trường nước và không khí.

Trả lời:

- Góc tới hạn khi chiếu tia sáng đi từ nước ra không khí là

 sinith=nkknnc=11,330,752 igh=arcsin0,75248045'

- Thực hiện thí nghiệm kiểm tra điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần với hai môi trường nước và không khí, ta cần phải tuân thủ đúng 2 điều kiện:

+ Chiếu tia sáng truyền từ môi trường nước sang môi trường không khí.

+ Chiếu góc tới lớn hơn góc ith = 48045’.

Lời giải KHTN 9 Bài 3: Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác