Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 38 Chân trời sáng tạo

Với lời giải KHTN 8 trang 38 trong Bài 7: Nồng độ dung dịch môn Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 38.

Luyện tập trang 38 Khoa học tự nhiên 8: Từ muối ăn NaCl, nước cất và các dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và nêu cách pha chế 100 mL dung dịch NaCl có nồng độ 1 M.

Trả lời:

Dụng cụ và hoá chất: 1 ống đong có dung tích 150 mL, đũa thuỷ tinh, cân đồng hồ hoặc cân điện tử, muối ăn, nước cất.

Tính toán:

Số mol chất tan: nNaCl = 0,1 × 1 = 0,1 (mol);

Khối lượng của 0,1 mol NaCl: mNaCl = 0,1 × 58,5 = 5,85 (gam).

Cách pha chế:

- Cân lấy 5,85 gam NaCl cho vào ống đong có dung tích 150 mL.

- Rót từ từ nước cất vào ống đong và khuấy nhẹ cho đủ 100 mL dung dịch, ta thu được 100 mL dung dịch NaCl.

Vận dụng trang 38 Khoa học tự nhiên 8: Gia đình bác nông dân muốn thực hiện dự án nuôi cá trong một hồ nước lợ. Để có được một hồ chứa nước lợ (dung dịch 1% muối ăn) thì bác nông dân đã cho vào hồ rỗng 1 000 kg nước biển (nước mặn chứa muối ăn với nồng độ dung dịch 3,5%). Bác nông dân phải đổ thêm vào hồ một khối lượng nước ngọt (có khối lượng muối ăn không đáng kể) là bao nhiêu để được một hồ chứa nước lợ có nồng độ 1% muối ăn?

Trả lời:

Khối lượng muối có trong 1 000 kg nước biển là:

                                                mNaCl=1000×3,5100=35(kg)

Gọi x (kg) là khối lượng nước ngọt mà bác nông dân phải thêm vào hồ (x > 0).

Khi đó lượng nước trong hồ sau khi đổ nước ngọt là: 1 000 + x (kg).

Theo bài ra ta có phương trình:

                                             351000+x×100=1x=2500.

Vậy bác nông dân phải thêm vào hồ 2 500 kg nước ngọt.

Lời giải bài tập KHTN 8 Bài 7: Nồng độ dung dịch hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác