Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 36 Chân trời sáng tạo

Với lời giải KHTN 8 trang 36 trong Bài 7: Nồng độ dung dịch môn Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 36.

Câu hỏi thảo luận 4 trang 36 Khoa học tự nhiên 8: Quan sát đồ thị Hình 7.2, hãy nhận xét độ tan của một số chất rắn và chất khí thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ.

Quan sát đồ thị Hình 7.2, hãy nhận xét độ tan của một số chất rắn và chất khí

Trả lời:

- Độ tan của chất rắn sẽ tăng khi tăng nhiệt độ (trừ số ít trường hợp như Na2SO4 …)

- Độ tan của chất khí sẽ tăng khi giảm nhiệt độ.

Luyện tập trang 36 Khoa học tự nhiên 8: Tính độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 25 oC. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hoà tan hết 76,75 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hoà.

Trả lời:

Áp dụng công thức:

S=mctmdm×100=76,75250×100=30,7 (g/100g nước).

Vận dụng trang 36 Khoa học tự nhiên 8: Hãy giải thích tại sao:

a) Khi pha nước chanh đá, người ta thường hoà tan đường hoặc muối ăn vào nước nóng, sau đó mới cho đá lạnh vào.

b) Trong sản xuất nước ngọt có gas, người ta thường nén khí (carbon dioxide) ở áp suất cao.

Trả lời:

a) Đường hoặc muối ăn tan tốt trong nước nóng, tan kém trong nước lạnh. Do đó khi pha nước chanh đá, người ta thường hoà tan đường hoặc muối ăn vào nước nóng, sau đó mới cho đá lạnh vào.

b) Độ tan của khí carbon dioxide tăng khi ở áp suất cao. Do đó trong sản xuất nước ngọt có gas, người ta thường nén khí (carbon dioxide) ở áp suất cao.

Câu hỏi thảo luận 5 trang 36 Khoa học tự nhiên 8: Quan sát Hình 7.3, hãy cho biết vì sao 3 dung dịch của cùng một chất nhưng màu sắc của chúng lại khác nhau.

Quan sát Hình 7.3, hãy cho biết vì sao 3 dung dịch của cùng một chất nhưng màu sắc

Trả lời:

3 dung dịch của cùng một chất nhưng màu sắc của chúng lại khác nhau do nồng độ của chúng khác nhau.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 36 Khoa học tự nhiên 8: Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch ta cần biết những thông tin gì?

Trả lời:

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch:

C%=mctmdd×100(%)

Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch ta cần biết những thông tin:

+ Khối lượng chất tan (mct);

+ Khối lượng dung dịch (mdd).

Lời giải bài tập KHTN 8 Bài 7: Nồng độ dung dịch hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác