Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. KHÁI NIỆM SINH SẢN HỮU TÍNH
- Khái niệm: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Sinh sản hữu tính ở cá
- Đại diện: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản điển hình ở thực vật có hoa và nhiều nhóm động vật.
+ Ở thực vật, gặp ở các loài như lúa, ngô, cam, chanh, vải, nhãn,…
+ Ở động vật, gặp ở các loài như lợn, gà, chó, mèo, voi, cá chép,…
Một số đại diện có hình thức sinh sản hữu tính
II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA
1. Cơ quan sinh sản
- Cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa: Ở thực vật có hoa, hoa là cơ quan sinh sản, bộ phận sinh sản là nhị và nhụy.
+ Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn, bao phấn chứa hạt phấn (mang giao tử đực).
+ Nhụy hoa gồm đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy; bầu nhụy chứa noãn (mang giao tử cái).
Cấu tạo nhị hoa và nhụy hoa
- Phân loại hoa dựa trên cấu tạo cơ quan sinh sản của hoa: Dựa vào cấu tạo cơ quan sinh sản của hoa, hoa được phân loại thành hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
Sơ đồ cấu tạo hoa lưỡng tính và hoa đơn tính
+ Hoa cả nhị và nhụy được gọi là hoa lưỡng tính. Ví dụ: hoa ly, hoa hồng, hoa đào,…
Hoa ly là hoa lưỡng tính
+ Hoa chỉ mang nhị hoặc nhụy được gọi là hoa đơn tính. Ví dụ: hoa mướp, hoa bí,…
Hoa bí là hoa đơn tính
2. Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật
- Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn nối tiếp nhau: tạo giao tử, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt.
Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
+ Tạo giao tử: Các giao tử đực được hình thành trong bao phấn, giao tử cái được hình thành trong bầu nhụy.
+ Thụ phấn: là quá trình hạt phấn di chuyển đến đầu nhụy. Thụ phấn có thể xảy ra nhờ gió, côn trùng hoặc do tác động của con người.
+ Thụ tinh: Hạt phấn sau khi đến đầu nhụy, nảy mầm thành ống phấn chứa giao tử đực, xuyên qua vòi nhụy vào bầu nhụy để thụ tinh với giao tử cái ở noãn tạo thành hợp tử. Thực chất của thụ tinh là sự hợp nhất nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái.
+ Hình thành quả và hạt: là quá trình hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Hạt do noãn phát triển thành, mỗi noãn thụ tinh tạo thành 1 hạt. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên hình thành quả chứa hạt.
II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
- Sinh sản hữu tính ở động gồm 3 giai đoạn nối tiếp: hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi thành cơ thể mới.
Sơ đồ sinh sản hữu tính ở một số loài động vật
+ Hình thành giao tử: Tế bào trứng (giao tử cái) được hình thành và phát triển trong cơ quan sinh dục cái, tinh trùng (giao tử đực) được hình thành trong cơ quan sinh dục đực.
+ Thụ tinh: là sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái tạo thành hợp tử. Quá trình thụ tinh có thể diễn ra bên ngoài cơ thể cái (ví dụ như cá chép, ếch,…) hoặc ở bên trong cơ quan sinh dục của con cái (ví dụ như chim, thú, con người,…).
+ Phát triển phôi: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi. Phôi có thể phát triển thành cơ thể con ở bên ngoài cơ thể mẹ (đối với loài đẻ trứng) hoặc bên trong cơ thể mẹ (đối với loài đẻ con).
IV. VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA SINH SẢN HỮU TÍNH Ở SINH VẬT
1. Vai trò
- Tạo ra các cá thể mới đa dạng, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài và sự thích nghi của loài trước môi trường sống luôn thay đổi.
- Tạo ra các cá thể con với nhiều điểm khác nhau, đây là nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống.
2. Ứng dụng
- Trong chăn nuôi và trồng trọt, con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính để tạo ra thế hệ con mang đặc điểm tốt của cả bố lẫn mẹ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.
- Ví dụ:
+ Ở ngô, tiến hành cho hoa đực của cây ngô có bắp màu tím, to và hạt ngọt thụ phấn với hoa cái của cây ngô nếp ta có bắp màu trắng, hạt dẻo sẽ thu được các cây ngô có bắp màu tím, to, hạt dẻo.
Ngô nếp màu tím được tạo ra từ sinh sản hữu tính
+ Ở lợn, sự kết hợp giữa giống lợn thuần chủng Đại Bạch và giống lợn Ỉ trong sinh sản hữu tính đã tạo ra giống lợn lai Ỉ - Đại Bạch lớn nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tỉ lệ nạc cao, đem lại hiệu quả kinh tế.
Giống lợn lai Ỉ - Đại Bạch được tạo ra từ sinh sản hữu tính
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:
Lý thuyết KHTN 7 Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn
Lý thuyết KHTN 7 Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật
Lý thuyết KHTN 7 Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
Lý thuyết KHTN 7 Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT