Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Ánh sáng là một dạng của năng lượng

- Ánh sáng không thể thiếu trong cuộc sống của con người và các vật sống khác trên Trái Đất.

Ví dụ:

+ Ánh sáng giúp con người nhìn thấy được môi trường xung quanh.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

+ Cây cối cần ánh sáng để quang hợp.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

- Ánh sáng là một dạng năng lượng. Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa thành nhiều dạng năng lượng khác nhau như nhiệt năng, điện năng, …

Ví dụ:

+ Bếp năng lượng Mặt Trời.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

+ Pin Mặt Trời.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

+ Bình nước nóng năng lượng Mặt Trời;

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

2. Chùm sáng và tia sáng

a. Chùm sáng

- Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những chùm sáng. Tùy thuộc vào nguồn sáng mà chùm sáng có hình dạng và kích thước khác nhau.

- Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.

- Có 3 loại chùm sáng thường gặp:

+ Chùm sáng song song.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

+ Chùm sáng hội tụ.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

+ Chùm sáng phân kì.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

b. Tia sáng

- Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đoạn thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng, gọi là tia sáng.

Ví dụ: Đoạn thẳng SM có hướng (hình dưới) biểu diễn một tia sáng.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

c. Chùm sáng hẹp song song

Trong thực tế, người ta coi một chùm sáng song song rất hẹp là mô hình một tia sáng.

3. Vùng tối

a. Vùng tối do nguồn sáng hẹp

- Đối với nguồn sáng hẹp thì vùng phía sau vật cản sáng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. Vùng này gọi là vùng tối.

- Vùng tối do nguồn sáng hẹp có ranh giới rõ ràng với vùng sáng.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

b. Vùng tối do nguồn sáng rộng

- Đối với nguồn sáng rộng thì phía sau vật cản sáng có vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng và có vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới (vùng tối không hoàn toàn).

- Vùng tối do nguồn sáng rộng có ranh giới không rõ rệt với vùng sáng.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác