Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 18: Nam châm

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 18: Nam châm sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Nam châm là gì?

- Nam châm là các vật có khả năng hút các vật bằng sắt và một số vật khác, nam châm khi cân bằng có khả năng tự định hướng Bắc – Nam.

- Nam châm có 2 cực: một cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực kia luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.

Chú ý: Để phân biệt 2 cực của nam châm người ta sơn 2 màu khác nhau, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N (North), màu xanh là cực Nam ghi chữ S (South).

Ví dụ: Một số hình ảnh về nam châm.

+ Nam châm thẳng.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 18: Nam châm

+ Nam châm chữ U (hay nam châm hình móng ngựa).

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 18: Nam châm

+ Nam châm viên.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 18: Nam châm

2. Tính chất từ của nam châm

- Nam châm là vật có từ tính (hút được các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt). Vật liệu bị nam châm hút là vật liệu có từ tính.

Ví dụ:

+ Một số vật liệu có từ tính như: sắt, thép, niken, coban, …

+ Một số vật liệu không có từ tính như: nhôm, đồng, gỗ, …

- Nam châm hút mạnh nhất ở 2 đầu cực.

- Kim nam châm nằm cân bằng trên mũi nhọn luôn định hướng Bắc – Nam.

3. Tương tác giữa hai nam châm

Khi đưa hai thanh nam châm lại gần nhau:

+ Hai từ cực khác tên hút nhau.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 18: Nam châm

+ Hai từ cực cùng tên đẩy nhau.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 18: Nam châm

4. Định hướng của một kim nam châm tự do

- Kim nam châm (nam châm thử) đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nằm theo một hướng xác định.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 18: Nam châm

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác