Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. CHUẨN BỊ

1. Dụng cụ

- Giá thí nghiệm; băng giấy đen; bóng đèn 500W có kết nối nguồn điện; nước ấm (khoảng 40 oC); cốc thủy tinh; nhiệt kế; panh; đĩa petri; đèn cồn; ống nghiệm.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

Một số dụng cụ thí nghiệm

2. Mẫu vật, hóa chất

- Mẫu vật: Chậu cây khoai lang, rong đuôi chó,… (tùy từng địa phương và tùy theo thời vụ, có thể thay bằng các cây khác).

- Hóa chất: Cồn 90o, dung dịch iodine (iodine là thuốc thử tinh bột, khi nhỏ vào tinh bột, tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh tím).

- Lưu ý: Đặc biệt cẩn thận khi làm thí nghiệm với dụng cụ thủy tinh và lửa.

II. CÁCH TIẾN HÀNH

1. Thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

- Bước 1: Đặt chậu cây khoai lang trong bóng tối 2 ngày.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

- Bước 2: Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt của một chiếc, đem chậu cây để ra chỗ nắng hoặc để dưới ánh sáng đèn điện từ 4 giờ đến 6 giờ.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

- Bước 3: Ngắt chiếc lá, bỏ băng giấy đen.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

- Bước 4: Đun lá trong cồn 90o đến khi sôi.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

- Bước 5: Rửa sạch lá trong cốc nước ấm.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

- Bước 6: Nhúng lá vào dung dịch iodine đựng trong đĩa Petri và quan sát sự thay đổi màu sắc trên lá.

2. Thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

- Bước 1: Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm sao cho phần ngọn rong ở phía dưới đáy ống nghiệm.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

- Bước 2: Đổ đầy nước vào 2 ống nghiệm, sau đó dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm rồi úp ngược mỗi ống nghiệm vào cốc nước (cốc A, cốc B) sao cho bọt khí không lọt vào.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

- Bước 3: Để một cốc trong chỗ tối hoặc bọc giấy đen (cốc A), cốc còn lại (cốc B) để ra chỗ nắng.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

- Bước 4: Sau 6 giờ, nhẹ nhàng rút 2 cành rong ra và bịt kín ống nghiệm, lấy ra khỏi 2 cốc rồi lật ngược lại. Đưa nhanh que đóm còn tàn đỏ vào miệng mỗi ống nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra.

III. KẾT QUẢ

1. Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu sau:

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

2. Giải thích hiện tượng/kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.

3. Trả lời các câu hỏi sau:

3.1. Trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp:

- Mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt là gì?

- Cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đen vào cốc có cồn 90o, đun sôi cách thủy có tác dụng gì?

- Tinh bột được tạo thành ở phần nào của lá trong thí nghiệm trên? Vì sao em biết?

3.2. Trong thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen:

- Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở 2 cốc khác nhau như thế nào?

- Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Chất khí đó là gì? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?

3.3. Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bể một số cành rong và cây thủy sinh. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó.

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác