Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 55 Chân trời sáng tạo

Với lời giải KHTN 7 trang 55 trong Bài 9: Đồ thị quãng đường - thời gian Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 55.

Mở đầu trang 55 Bài 9 KHTN lớp 7: Để mô tả chuyển động của một vật, như chiếc ca nô ở hình bên, người ta có thể sử dụng những cách nào?

Để mô tả chuyển động của một vật, như chiếc ca nô ở hình bên

Trả lời:

Để mô tả chuyển động của một vật, như chiếc ca nô ở hình bên, người ta có thể sử dụng bảng ghi số liệu hoặc đồ thị mô tả chuyển động của ca nô theo thời gian.

B/ Câu hỏi giữa bài

1. Đồ thị quãng đường – thời gian

Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian

Câu hỏi thảo luận 1 trang 55 KHTN lớp 7: Dựa vào Bảng 9.1, hãy thực hiện các yêu cầu sau:

Bảng 9.1. Bảng số liệu về thời gian và quãng đường của ca nô

Thời điểm (h)

6 h 00

6 h 30

7 h 00

7 h 30

8 h 00

Thời gian chuyển động t (h)

0

0,5

1,0

1,5

2,0

Quãng đường s (km)

0

15

30

45

60

a) Xác định thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km.

b) Tính tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km.

c) Dự đoán vào lúc 9h00, ca nô sẽ đi đến vị trí cách bến bao nhiêu km. 

Cho biết tốc độ của ca nô không đổi.

Trả lời:

a) Thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km là 

8 h 00 – 6 h 00 = 2 h 00

b) Tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km:

v=st=602,0=30 km/h

c) Vào lúc 9 h 00, ca nô đã chuyển động trong thời gian là: 

9 h 00 – 6 h 00 = 3 h 00.

Vì tốc độ của ca nô không đổi: v = 30 km/h

Quãng đường ca nô đi được sau 3 h 00 là:

s = v.t = 3 . 30 = 90 km

Vậy vào lúc 9 h 00, ca nô cách bến 90 km.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 9: Đồ thị quãng đường - thời gian Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác