Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 15 Chân trời sáng tạo

Với lời giải KHTN 7 trang 15 trong Bài 2: Nguyên tử Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 15.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 15 KHTN lớp 7: Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Trả lời:

Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử gồm các electron được sắp xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo giống như hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và phân bố theo từng lớp với số lượng electron nhất định trên mỗi lớp ở vỏ nguyên tử. Lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa 2 electron, lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron,…

Các electron được sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết.

+ Electron, kí hiệu là e, mỗi electron mang điện tích -1

+ Proton (kí hiệu là p), mỗi proton mang điện tích +1

Trong nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau.

Câu hỏi thảo luận 4 trang 15 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 2.5, hãy cho biết nguyên tử nitrogen và potassium có bao nhiêu

a) điện tích hạt nhân nguyên tử?

b) lớp electron?

c) electron trên mỗi lớp?

Quan sát Hình 2.5, hãy cho biết nguyên tử nitrogen và potassium

Trả lời:

- Nguyên tử nitrogen có:

+ Điện tích hạt nhân nguyên tử là +7

+ Có 2 lớp electron

+ Lớp thứ nhất có 2 electron. Lớp thứ 2 có 5 electron.

- Nguyên tử potassium có:

+ Điện tích hạt nhân nguyên tử là +19

+ Có 4 lớp electron

+ Lớp thứ nhất có 2 electron. Lớp thứ hai có 8 electron. Lớp thứ ba có 8 electron. Lớp thứ tư có 1 electron.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác