Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 38 Cánh diều

Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 trang 38 trong Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học KHTN 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 38.

Vận dụng trang 38 KHTN lớp 7: Hãy giải thích các hiện tượng sau:

a) Nước tinh khiết hầu như không dẫn điện, nhưng nước biển lại dẫn được điện.

b) Khi cho đường ăn vào chảo rồi đun nóng sẽ thấy đường ăn nhanh chóng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, làm như vậy với muối ăn thấy muối ăn vẫn ở thể rắn.

Trả lời:

a) Nước tinh khiết chỉ gồm các phân tử H2O. Mà H2O là chất cộng hóa trị nên dẫn điện kém. Trong nước biển, ngoài H2O còn có các muối, phổ biến nhất là sodium chloride (NaCl). NaCl là chất ion nên khi NaCl tan trong nước tạo dung dịch dẫn được điện.

Hãy giải thích các hiện tượng sau: Nước tinh khiết hầu như không dẫn điện

Thành phần nước biển

b) Đường ăn là hợp chất cộng hóa trị nên có nhiệt độ nóng chảy thấp. Muối ăn là hợp chất ion nên có nhiệt độ nóng chảy cao.

Hãy giải thích các hiện tượng sau: Nước tinh khiết hầu như không dẫn điện

Câu hỏi 9 trang 38 KHTN lớp 7: So sánh một số tính chất chung của chất cộng hóa trị với chất ion.

Trả lời:

Tính chất

Chất ion

Chất cộng hóa trị

Trạng thái (ở điều kiện thường)

Thể rắn

Cả ba thể (rắn, lỏng, khí)

Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy

Cao

Thấp

Dẫn điện

Tan trong nước tạo dung dịch dẫn được điện

Nhiều chất không dẫn điện (đường ăn, ethanol,…)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác