Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 34 Cánh diều
Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 trang 34 trong Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học KHTN 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 34.
Tìm hiểu thêm trang 34 KHTN lớp 7: Helium được phát hiện vào năm 1868, khi các nhà khoa học nhận thấy một số nguyên tố chưa được biết đến trong quang phổ ánh sáng từ Mặt Trời. Helium được đặt theo tên của thần Mặt Trời – Helios (theo tiếng Hy Lạp). Tuy nhiên, phải tới năm 1895, các nhà khoa học mới thu được helium trong quá trình xử lí quặng uranium. Mặc dù trong vũ trụ, helium là khí phổ biến thứ hai sau khí hydrogen, nhưng trên Trái Đất khí helium tương đối hiếm. Hãy tìm hiểu một số ứng dụng của helium trong thực tiễn.
Trả lời:
Một số ứng dụng của helium trong thực tiễn:
+ Helium được kết hợp với oxygen để giúp cho các bệnh nhân gặp vấn đề về hô hấp có thể thở dễ dàng hơn. Khí này, ở trạng thái lỏng cũng được sử dụng để làm mát nam châm siêu dẫn trong các loại máy chụp cộng hưởng từ. Tránh sinh nhiệt quá cao gây nguy hiểm.
+ Helium nhẹ hơn không khí nên thường được dùng để bơm vào khí cầu hay bóng bay.
+ Helium được sử dụng làm môi trường truyền nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới.
+ Khí helium được sử dụng để phát hiện rò rỉ. Bởi vì helium có kích thước phân tử nhỏ nhất do đó khí helium đi dễ dàng qua những chỗ rò rỉ nhỏ nhất.
+ Helium được dùng để sản xuất chất bán dẫn, sợi cáp quang, sử dụng trong một số ổ đĩa cứng, kính thiên văn,...
Câu hỏi 2 trang 34 KHTN lớp 7: Quan sát hình 5.2 và hình 5.3, cho biết lớp vỏ của các ion Na+, Cl- tương tự vỏ nguyên tử của nguyên tố khí hiếm nào.
Trả lời:
Lớp vỏ của ion Na+ có 10 electron tương tự lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố khí hiếm neon.
Lớp vỏ của ion Cl- có 18 electron tương tự lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố khí hiếm argon.
Câu hỏi 3 trang 34 KHTN lớp 7: Quan sát hình 5.2, hãy so sánh về số electron, số lớp electron giữa nguyên tử Na và ion Na+
Trả lời:
Ion Na+ ít hơn nguyên tử Na 1 eletron.
Ion Na+ ít hơn nguyên tử Na một lớp electron.
Hay nói cách khác nguyên tử Na cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng để trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là Na+.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều