Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 45 (có đáp án): Lực cản của nước
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 45: Lực cản của nước có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.
Câu 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?
A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.
B. Bạn Lan đang tập bơi.
C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường.
D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.
Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?
A. Chiếc thuyền đang chuyển động.
B. Con cá đang bơi.
C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
D. Mẹ em đang rửa rau.
Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
A. Bạn Lan chạy nhanh sẽ chịu lực cản ít hơn bạn Hoa chạy chậm.
B. Đi xe máy chạy nhanh chịu lực cản ít hơn đi xe đạp chạy chậm.
C. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
D. Cả A và B đúng
Câu 4: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?
A. Người đang bơi trong nước chịu cả lực cản của không khí và của nước.
B. Người đi bộ trên mặt đất chịu lực cản của không khí.
C. Xe ô tô đang chạy chịu lực cản của không khí.
D. Máy bay đang bay chịu lực cản của không khí.
Câu 5: Thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào?
A. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất.
B. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí.
C. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước.
D. Chỉ chịu lực cản của không khí.
Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí lớn nhất?
A. Thả tờ giấy phẳng xuống đất từ độ cao 2m.
B. Thả tờ giấy vo tròn xuống đất từ độ cao 2m.
C. Gập tờ giấy thành hình cái thuyền rồi thả xuống đất từ độ cao 2m.
D. Gập tờ giấy thành hình cái máy bay rồi thả xuống đất từ độ cao 2m.
Câu 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí nhỏ nhất?
A. Người đạp xe giữ lưng thẳng khi đi.
B. Người đạp xe khum lưng khi đi.
C. Người đạp xe cúi gập người xuống khi đi.
D. Người đạp xe nghiêng người sang phải khi đi.
Câu 8: Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?
A. Vì khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí.
B. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
C. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn.
D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên.
Câu 9: Chọn phát biểu đúng?
A. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn.
B. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ.
C. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ.
D. Tờ giấy để phẳng rơi nhanh hơn hòn đá.
Câu 10: Chọn phát biểu sai?
A. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản khác nhau lên cùng một vật.
B. Lực cản của nước muối lớn hơn lực cản của nước lọc.
C. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản như nhau lên cùng một vật.
D. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Bài tập bổ sung
Bài 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?
A. Quả táo rơi từ trên cây xuống đất.
B. Con cá đang bơi.
C. An đạp xe tới trường.
D. con chim đang bay.
Bài 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?
A. Cá đang bơi.
B. Nam đang ngồi trên xe đạp đứng yên.
C. Nam đạp xe đạp.
D. Tàu ngầm dưới đáy biển.
Bài 3: Chọn phát biểu sai
A. An đang bơi trong nước chịu cả lực cản của của nước.
B. Người ngồi trên mặt đất chịu lực cản của không khí.
C. Quả táo đang rơi chịu lực cản không khí
D. Máy bay đang bay chịu lực cản của không khí.
Bài 4: Thả rơi viên bi từ độ cao 3m xuống ao có nước thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào?
A. Chịu lực hút của Trái Đất.
B. Lực cản của không khí.
C. Lực cản của nước.
D. Cả 3 đáp án trên
Bài 5: Thả rơi viên bi từ độ cao 3m mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của lực cản nào?
A. Chịu lực hút của Trái Đất.
B. Lực cản của không khí.
C. Lực cản của nước.
D. Cả 3 đáp án trên
Bài 6: Một vật lăn trên mặt phẳng chịu tác dụng của lực nào khiến vật dần dần dừng lại?
Bài 7: Tại sao khi đua xe đạp các vận động viên thường cúi khom người?
Bài 8: Tại sao khi nhảy từ trên cầu nhảy xuống bể bơi để hạn chế nước bắn lên nhiều người ta thường tạo cơ thể thành một đường thẳng?
Bài 9: Tại sao người ta thường để phần nhọn của chiếc đinh hướng về phía vật định đóng vào?
Bài 10: Người ta bắn 1 viên đạn vào nước và 1 viên đạn vào cát. Hỏi viên đạn nào di chuyển được xa hơn?
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 18: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống
Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT