Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 40 (có đáp án): Lực là gì

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 40: Lực là gì có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.

I. Phương pháp giải

1. Nhận biết lực

- Nếu một vật bị thay đổi về hình dạng hoặc thay đổi về chuyển động thì vật đó đã chịu tác dụng của lực.

- Khi vật chịu tác dụng của một hay nhiều lực, ta cần phải biết lực nào là lực hút, lực đẩy, lực nâng, lực kéo hay lực ép…

2. Phân biệt lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

- Lực tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

- Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực

II. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất.

B. Gió thổi làm thuyền chuyển động.

C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn.

D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một ………

A. Lực nâng

B. Lực kéo

C. Lực uốn

D. Lực đẩy

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Lực chỉ có tác dụng làm vật biến đổi chuyển động.

B. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

C. Lực được phân thành: lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc.

D. Lực có thể vừa làm cho vật biến dạng vừa làm cho vật biến đổi chuyển động.

Câu 4: Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật sẽ như thế nào?

A. Vẫn đứng yên.

B. Chuyển động nhanh dần.

C. Chuyển động chậm dần.

D. Chuyển động nhanh dần sau đó chậm dần.

Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi chiếc lò xo bị tay ta tác dụng và có chiều dài ngắn hơn so với chiều dài ban đầu của nó, thì khi đó lò xo chịu tác dụng của ………

A. Lực nâng

B. Lực kéo

C. Lực nén

D. Lực đẩy

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng?

A. Lực là nguyên nhân làm thay đổi chuyển động của vật.

B. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động của vật.

C. Lực chỉ có thể làm vật thay đổi chuyển động.

D. Cả A và B đúng

Câu 7: Việc làm nào dưới đây không cần dùng tới lực?

A. Cầm bút viết bài

B. Chơi nhảy dây

C. Bế em bé

D. Đọc một trang sách

Câu 8: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc?

A. Hai thanh nam châm hút nhau.

B. Hai thanh nam châm đẩy nhau.

C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

D. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn.

Câu 9: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Lực của lực sĩ cử tạ tác dụng lên quả tạ, đưa quả tạ lên cao là một … .

A. Lực kéo

B. Lực nâng

C. Lực đẩy

D. Lực nén

Câu 10: Quả bóng đang bay tới cầu gôn thì bị thủ môn bắt được. Lực của người thủ môn đã làm quả bóng bị … .

A. Biến dạng.

B. Thay đổi chuyển động.

C. Biến dạng và thay đổi chuyển động.

D. Dừng lại.

III. Bài tập tự luyện

Bài 1: Lực của quả bóng bay là lực gì? Có tác dụng gì?

A. Lực không tiếp xúc, làm biến đổi chuyển động.

B. Lực tiếp xúc, làm biến đổi chuyển động.

C. Lực không tiếp xúc, làm biến dạng.

D. Lực tiếp xúc, làm biến dạng.

Bài 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống. “Cầu thủ đá vào bóng đang đứng yên làm bóng…”

A. Bắt đầu chuyển động.

B. Chuyển động chậm dần.

C. Dừng lại.

D. Chuyển động nhanh dần.

Bài 3: Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

A. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

B. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.

C. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.

D. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.

Bài 4: Trong các lực sau, lực nào không phải là lực tiếp xúc?

A. Lực hút của thanh nam châm khi đặt gần mẩu sắt vụn.

B. Lực của tay đập quả bóng xuống đất.

C. Lực của vợt tác dụng vào quả cầu lông.

D. Lực của tay đẩy xe lên dốc.

Bài 5: Lực xuất hiện khi lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng là:

A. Lực đẩy.

B. Lực tiếp xúc.

C. Lực không tiếp xúc.

D. Lực ma sát.

Bài 6: Chọn câu trả lời đúng nhất. Khi đang chuyển động, nếu không còn lực tác dụng nữa thì vật

A. dừng lại.

B. chuyển động chậm dần rồi dừng lại.

C. chuyển động nhanh dần.

D. tiếp tục chuyển động thẳng với tốc độ không đổi.

Bài 7: Trường hợp nào sau đây, lực chỉ làm biến đổi chuyển động hoặc chỉ bị biến dạng

A. ném mạnh quả bóng tennis vào tường.

B. đá mạnh vào một trái bóng.

C. ấn hay kéo các lò xo.

D. ấn mạnh hai quả bóng cao su vào với nhau rồi buông tay.

Bài 8: Một cầu thủ đá vào trái banh, tức là cầu thủ đã tác dụng vào trái banh một lực là

A. lực đẩy.

B. lực kéo.

C. lực hút.

D. lực đàn hồi.

Bài 9: Lực xuất hiện trong hiện tượng nào sau đây làm thay đổi hình dạng của vật?

A. Dùng tay ép chặt quả bóng cao su.

B. Đẩy xe lên dốc.

C. Kéo co.

D. Mở cửa.

Bài 10: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống. “ Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A…lên vật B.”

A. tác dụng lực.

B. làm biến dạng.

C. tác dụng đẩy.

D. tác dụng kéo.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác