Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Chủ đề 9: Lực

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 9: Lực hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bám sát chương trình KHTN 6 giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.




Lý thuyết KHTN 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực

1. Tìm hiểu về lực

- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực

- Phương đẩy, kéo là phương của lực.

- Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.

- Ví dụ:

+ Lực làm vật đang đứng yên thì chuyển động

Lực và tác dụng của lực

Lực do chân cầu thủ tác dụng vào quả bóng làm quả bóng đang đứng yên chuyển động.

+ Lực làm vật đang chuyển động thì đứng yên

Lực và tác dụng của lực

Lực do lưới tác dụng làm quả bóng đang chuyển động dừng lại.

+ Lực làm thay đổi hướng chuyển động của vật

Lực và tác dụng của lực

Lực do vợt tác dụng làm thay đổi hướng chuyển động của quả bóng

+ Lực làm vật biến dạng

Lực và tác dụng của lực

Lực ấn của tay làm đệm biến dạng

2. Đo lực

- Độ mạnh, yếu của lực được gọi là độ lớn của lực.

- Đơn vị đo lực là niu tơn, kí hiệu là N.

- Lực được đo bằng lực kế.

- Cách đo lực bằng lực kế lò xo:

+ Bước 1: Ước lượng lực mạnh hay yếu để chọn lực kế phù hợp.

+ Bước 2: Điều chỉnh cho cái chỉ vạch của lực kế chỉ đúng vạch số 0.

+ Bước 3: Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo lực kế. Treo hoặc giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.

+ Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với cái chỉ vạch.

3. Biểu diễn lực

- Người ta biểu diễn lực bằng một mũi tên có đặc điểm:

+ Gốc của mũi tên đặt vào vật chịu tác dụng lực.

+ Hướng của mũi tên theo hướng kéo hoặc đẩy.

+ Độ lớn của lực biểu diễn qua độ dài mũi tên hoặc ghi bằng số bên cạnh mũi tên.

Lực và tác dụng của lực

Lý thuyết KHTN 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

1. Lực tiếp xúc

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

- Lực tiếp xúc do búa làm biến dạng thanh thép

Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

- Lực do ngón tay người làm biến dạng quả bóng

Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

2. Lực không tiếp xúc

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

- Lực hút của hai thanh nam châm

Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

- Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh

Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

....................................

....................................

....................................

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác