Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Chủ đề 3: Các thể của chất
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 3: Các thể của chất hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bám sát chương trình KHTN 6 giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.
Lý thuyết KHTN 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất
I. Chất ở xung quanh ta
- Quan sát xung quanh ta, tất cả những gì thấy được, kể cả bản thân chúng ta, là vật thể.
- Vật thể được chia thành: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
+ Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên như đất, nước, cỏ cây, con người
+ Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra như quần áo, sách vở, xe đạp …
- Mọi vật thể đều do chất tạo nên, ở đâu có vật thể ở đó có chất.
Ví dụ: Thân bút chì làm bằng gỗ (chứa chất cellulose là chính); ruột bút chì làm từ than chì (carbon)
- Một vật thể có thể do nhiều chất tạo nên.
Ví dụ: Trong hạt gạo có chứa một số chất như tinh bột, chất đạm, nước…
- Mặt khác, một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau.
Ví dụ: Nước có trong đất, trong động vật, thực vật …
II – Ba thể của chất và đặc điểm của chúng
- Chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, hoặc khí.
- Người ta có thể phân loại chất dựa vào thể của nó.
Lý thuyết KHTN 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất
I. Tính chất của chất
- Để nhận ra chất hoặc phân biệt chất này với chất khác ta dựa vào tính chất của chúng.
- Tính chất của chất bao gồm: tính chất vật lí và tính chất hóa học.
+ Một số tính chất vật lí của chất: thể, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính tan, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi …
Ví dụ: Đồng có một số tính chất vật lí sau: thể rắn, màu đỏ, có ánh kim, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt…
+ Tính chất hóa học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác.
Ví dụ: Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác (như nước, acid, oxyen…)
II – Sự chuyển thể của chất
1. Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.
Ví dụ: Những viên nước đá bị tan thành nước khi để ở nhiệt độ phòng và tan nhanh hơn khi đun nóng.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc.
Ví dụ: Khi nước được đưa vào ngăn làm đá của tủ lạnh, nước chuyển thành nước đá.
Hình 6.5. Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại.
....................................
....................................
....................................
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết KHTN 6 Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành
Lý thuyết KHTN 6 Chủ đề 5: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm
Lý thuyết KHTN 6 Chủ đề 11: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời và ngân hà.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều