Lệnh IF/ELSE, Lệnh SWITCH/CASE trong Java
Như các ngôn ngữ lập trình khác, ngôn ngữ Java cũng hỗ trợ cấu trúc điều khiển luồng. Với cấu trúc này, chương trình sẽ kiểm tra một hoặc nhiều điều kiện và nếu các điều kiện này là true, thì lệnh hoặc các lệnh tương ứng với điều kiện true này sẽ được thực hiện, nếu không thì các lệnh tương ứng với điều kiện false sẽ được thực thi.
Bảng dưới đây liệt kê các lệnh giúp bạn điều khiển luồng trong Java. Các lệnh đó là:
Lệnh | Miêu tả |
---|---|
Một lệnh if trong Java bao gồm một Bieu_thuc_Boolean được theo sau bởi một hoặc nhiều lệnh. Nếu Bieu_thuc_Boolean được ước lượng là true thì các lệnh trong phần thân lệnh if sẽ được thực thi. | |
Một lệnh if có thể được theo sau bởi một lệnh else tùy ý, mà thực thi khi Bieu_thuc_Boolean là false. | |
Nó là hợp lệ để lồng các lệnh if-else, nghĩa là bạn có thể sử dụng một lệnh if hoặc else if bên trong lệnh if hoặc else if khác. | |
Lệnh switch cho phép bạn kiểm tra một biến bình đẳng với một danh sách các giá trị. Mỗi giá trị được gọi là một case – trường hợp. Nếu giá trị này trùng với case nào thì các lệnh tương ứng với case đó sẽ được thực thi. |
Toán tử điều kiện (? :) trong Java
Ngoài các lệnh kể trên, ngôn ngữ Java còn có một loại toán tử điều kiện giúp bạn kiểm tra nhanh các điều kiện và thực hiện phép gán giá trị cho một biến một cách rất nhanh chóng.
Toán tử này gồm ba toán hạng và được sử dụng để ước lượng các biểu thức quan hệ. Mục tiêu của toán tử là quyết định giá trị nào sẽ được gán cho biến. Toán tử này được viết như sau:
bien x = (bieu_thuc) ? (giatri1 neu true) : (giatri2 neu true);//hoac ban cung co the su dung trong cac lenh RETURN return (bieu_thuc) ? (giatri1 neu true) : (giatri2 neu false);
Tất nhiên, bạn không cần thiết phải sử dụng các dấu ngoặc đơn như trên. Mình viết như vậy để giúp các bạn dễ nhìn hơn. Sau đây là ví dụ minh họa toán tử điều kiện (? :) trong Java:
public class Test { public static void main(String args[]){ int a , b; a = 10; b = (a == 1) ? 20: 30; //Day la vi du ve toan tu dieu kien. System.out.println( "Gia tri cua b la : " + b ); b = (a == 10) ? 20: 30; //Day la vi du ve toan tu dieu kien. System.out.println( "Gia tri cua b la : " + b ); } }
Nó sẽ cho kết quả sau:
Gia tri cua b la : 30 Gia tri cua b la : 20
Chương tiếp theo bàn về chủ đề gì trong Java?
Chương tới bàn về lớp Number (trong java.lang package) và các lớp phụ của nó trong ngôn ngữ Java.
Chúng ta sẽ xem xét một số tình huống mà bạn sẽ sử dụng các khởi tạo của các lớp ngoài các kiểu dữ liệu gốc, cũng như định dạng, các hàm toán học mà bạn cần biết khi làm việc với Number.
Bài học Java phổ biến tại hoconline.club: