HĐTN 9 Kết nối tri thức Bài 2: Rèn luyện, phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp
Với giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 9 Bài 2: Rèn luyện, phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp 55, 56, 57, 58, 59 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi HĐTN 9 Bài 2.
Khám phá – kết nối (trang 55 Hoạt động trải nghiệm 9)
Hoạt động 1: Tìm hiểu các con đường học tập, làm việc có thể lựa chọn sau trung học cơ sở.
Câu 1 (trang 55 Hoạt động trải nghiệm 9): Chia sẻ về con đường học tập, làm việc em có thể lựa chọn sau trung học cơ sở.
Gợi ý:
- Học tiếp lên trung học phổ thông.
- Học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương hoặc địa phương.
- Tham gia lao động tại địa phương.
Trả lời:
- Con đường học tập, làm việc em có thể lựa chọn sau trung học cơ sở:
+ Học tiếp lên trung học phổ thông.
+ Học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương hoặc địa phương.
+ Tham gia lao động tại địa phương.
+ Đi du học.
Câu 2 (trang 56 Hoạt động trải nghiệm 9): Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của bản thân trong việc lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
Gợi ý:
- Học lực và điều kiện học tập của bản thân.
- Khả năng, sở thích, đam mê của bản thân.
- Điều kiện hoàn cảnh gia đình.
Trả lời:
- Những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của bản thân trong việc lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở:
+ Học lực và điều kiện học tập của bản thân.
+ Khả năng, sở thích, đam mê của bản thân.
+ Điều kiện hoàn cảnh gia đình.
+ Định hướng của bố mẹ, gia đình.
+ Nhu cầu của xã hội.
+ Ngoại hình, sức khỏe của bản thân.
Câu 3 (trang 56 Hoạt động trải nghiệm 9): Thảo luận về những việc cần làm để xác định con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
Gợi ý:
- Xác định mục tiêu trước mắt và mục tiêu dài hạn.
- Tự đánh giá những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
- Tìm hiểu yêu cầu của mỗi “con đường” mà học sinh có thể lựa chọn sau trung học cơ sở.
Trả lời:
- Những việc cần làm để xác định con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở:
+ Xác định mục tiêu trước mắt và mục tiêu dài hạn.
+ Tự đánh giá những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
+ Tìm hiểu yêu cầu của mỗi “con đường” mà học sinh có thể lựa chọn sau trung học cơ sở.
+ Xác định sự phù hợp của bản thân với yêu cầu của mỗi con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
+ Nói chuyện, nhờ sự tư vấn của thầy cô giáo, anh chị em, bố mẹ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tham vấn ý kiến của người thân, thầy cô về con đường học tập, làm việc tiếp theo sau trung học cơ sở
Câu hỏi (trang 56 Hoạt động trải nghiệm 9): Thảo luận về cách tham vấn ý kiến của người thân, thầy cô về con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
Gợi ý:
- Xác định nội dung cần tham vấn về con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
- Xác định người tham vấn phù hợp.
- Xác định hình thức tham vấn như: tham vấn trực tiếp; tham vấn gián tiếp qua điện thoại, thư điện tử,…
Trả lời:
- Cách tham vấn ý kiến của người thân, thầy cô về con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở:
+ Nội dung cần tham vấn về con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở: những mục tiêu học tập và sự nghiệp mà mình muốn theo đuổi, xem xét sự phù hợp giữa mong muốn và khả năng của bản thân với các con đường học tập và sự nghiệp, những lợi ích và khó khăn của mỗi con đường để đưa ra quyết định hợp lý,…
+ Người tham vấn phù hợp: thầy cô, người thân (bố mẹ, anh chị,…).
+ Hình thức tham vấn như: tham vấn trực tiếp
Thực hành (trang 57- HĐTN 9 – KNTT)
Hoạt động 3: Thực hành tham vấn ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc tiếp theo sau trung học cơ sở
Câu hỏi (trang 57 Hoạt động trải nghiệm 9): Thực hành tham vấn ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
Trả lời:
Em thực hành tham vấn ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở, đưa ra những khó khăn trong quá trình lựa chọn trường học, việc làm của bản thân sau khi học xong trung học cơ sở như: Hoàn cảnh gia đình, chưa xác định được năng lực học tập của mình phù hợp với trường nào, …
- GV tiến hành tham vấn cho học sinh: giải đáp những thắc mắc, những khó khăn học sinh gặp phải trong quá trình định hướng và lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
Hoạt động 4: Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở
Câu 1 (trang 57 Hoạt động trải nghiệm 9): Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc của em sau trung học cơ sở.
Trả lời:
- Sau khi tìm hiểu kĩ về các trường THPT, hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đóng ở địa phương và tham khảo sự tham vấn ý kiến của thầy cô, gia đình và bạn bè, HS đưa ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc của mình sau trung học cơ sở.
Câu 2 (trang 55 Hoạt động trải nghiệm 9): Chia sẻ kết quả ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc của em sau trung học cơ sở và lí do em quyết định lựa chọn như vậy.
Trả lời:
Em chia sẻ quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc của mình sau trung học cơ sở và nêu ra những lí do mình quyết định lựa chọn đó cho thầy cô và người thân biết.
Hoạt động 5: Lập kế hoạch phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp
Câu 1 (trang 57 Hoạt động trải nghiệm 9): Lập kế hoạch phát triển bản thân đề đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp sau trung học cơ sở.
Gợi ý:
Trả lời:
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
1. Họ và tên: Vũ Hà Cẩm Tú
2. Học sinh: Lớp 9C, Trường THCS An Thượng
3. Học lực, khả năng, sở thích:
- Học lực hầu hết các môn học đạt mức Tốt. Riêng môn Toán, Khoa học tự nhiên đạt mức xuất sắc. Kết quả học môn Âm nhạc, giáo dục thể chất còn hạn chế.
- Khả năng nổi trội: Thực hiện tốt các công việc liên quan đến khả năng thuyết trình như làm các bài luận tiếng Anh, luyện nói Ngữ văn.
- Sở thích liên quan đến nghề nghiệp: Thích thuyết trình trước đám đông, luôn đại diện nhóm báo cáo kết quả học tập của nh
4. Điểm mạnh, điểm hạn chế:
- Điểm mạnh: Tự tin, giọng nói truyền cảm, dễ nghe
- Điểm hạn chế: Xử lí các tình huống trong khi thuyết trình còn lúng túng.
5. Quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở: Học tiếp THPT để có điều kiện tham gia học đại học, lựa chọn ngề phát thanh viên truyền hình.
6. Yêu cầu của con đường em lựa chọn: Trường THPT mức tốt trên địa phương.
7. Kế hoạch cụ thể:
Nhiệm vụ |
Biện pháp thực hiện |
1. Rèn luyện ý chí vượt khó trong học tập |
- Đặt ra mục tiêu, kế hoạch học tập cụ thể và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn khi thực hiện để đạt được mục tiêu. - Đối với mục tiêu học tập khó thực hiện thì chia sẻ mục tiêu để hoàn thành từng phần và tạo động lực cho bản thân. - Khi gặp khó khăn, trở ngại hoặc thất bại trong học tập: Không nản chí mà tích cực suy nghĩ tìm cách khắc phục và động viên bản thân là nhất định mình sẽ vượt qua được khó khăn để đi tới mục tiêu. |
2. Rèn luyện phẩm chất trách nhiệm |
- Lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho mọi công việc đã nhận và kiên định thực hiện kế hoạch đã lập. - Chủ động, tập trung thực hiện công việc. - Đã nhận việc gì thì phải luôn cố gắng để hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo đúng yêu cầu. |
3. Rèn luyện năng lực giao tiếp và hợp tác |
- Đặt ra mục tiêu rèn luyện cụ thể. - Học hỏi cách lắng nghe tích cực và thực hiện thường xuyên khi giao tiếp với mọi người. - Rèn luyện khả năng diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và thân thiện. - Cởi mở, tự tin, mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến cá nhân khi tham gia các hoạt động tập thể. - Chủ động phối hợp với mọi người khi thực hiện các nhiệm vụ chung. |
4. Rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần |
- Lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí và rèn luyện sức khỏe hàng ngày. - Kiên trì thực hiện thười gian biểu đã lập. - Rèn luyện thói quen ăn uống hợp lí, điều độ, đúng giờ và thói quan tập thể dục hàng ngày. - Rèn luyện kĩ năng điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực. |
Câu 2 (trang 58 Hoạt động trải nghiệm 9): Chia sẻ kế hoạch phát triển bản thân đã xây dựng.
Trả lời:
Em chia sẻ kế hoạch phát triển bản thân đã xây dựng cho thầy cô và người thân biết.
Hoạt động 6: Tự đánh giá hiệu quả cảu việc rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động
Câu 1 (trang 59 Hoạt động trải nghiệm 9): Tự đánh giá hiệu quả cảu việc rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động theo các mức sau:
Mức tốt: Biểu hiện xuất hiện thường xuyên.
Mức trung bình: Biểu hiện chưa xuất hiện thường xuyên.
Mức chưa tốt: Chưa có biểu hiện.
Gợi ý:
Trả lời:
Những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động đã rèn luyện |
Biểu hiện của phẩm chất, năng lực |
Tự đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện |
||
Tốt |
Trung bình |
Chưa tốt |
||
1. Phẩm chất trách nhiệm |
- Kiên định, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ |
x |
||
- Chủ động, tập trung thực hiện công việc. |
x |
|||
- Hoàn thành các công việc đã nhận đúng thời hạn, yêu cầu. |
x |
|||
2. Năng lực giao tiếp, hợp tác |
- Lắng nghe tích cực. |
x |
||
- Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và thân thiện |
x |
|||
- Cởi mở, tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. |
x |
|||
- Chủ động phối hợp với mọi người khi thực hiện nhiệm vụ chung. |
x |
Câu 2 (trang 59 Hoạt động trải nghiệm 9): Chia sẻ kết quả tự đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân theo yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người lao động.
Trả lời:
Em chia sẻ kết quả tự đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân theo yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người lao động cho thầy cô, người thân và các bạn biết.
Vận dụng (trang 59 Hoạt động trải nghiệm 9)
Hoạt động 7: Rèn luyện để phát triển bản thân
Câu 1 (trang 59 Hoạt động trải nghiệm 9): Tiếp tục rèn luyện để phát triển bản thân nằm đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp sau trung học cơ sở.
Trả lời:
Em tiếp tục rèn luyện để phát triển bản thân nằm đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp sau trung học cơ sở.
Câu 2 (trang 59 Hoạt động trải nghiệm 9): Chia sẻ kết quả rèn luyện, phát triển bản thân em đã đạt được.
Trả lời:
Em chia kết quả rèn luyện, phát triển bản thân mà mình đã đạt được với thầy cô và bạn bè, người thân.
Đánh giá chủ đề 9
Việc làm |
Mức độ |
Kể tên được ít nhất 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương. |
Đạt |
Tìm hiểu được hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương. |
Đạt |
Tham vấn được ý kiến của ít nhất 1 người thân hoặc thầy cô về con đường tiếp theo sau trung học cơ sở. |
Đạt |
Ra được quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở |
Đạt |
Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp. |
Đạt |
Thực hiện được kế hoạch phát triển bản thân để đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp. |
Đạt |
Tự đánh giá được hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động. |
Đạt |
Xem thêm lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 9 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
HĐTN 9 Bài 3: Truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường
HĐTN 9 Bài 1: Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT