Các dạng bài tập trong phần I lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Tài liệu Các dạng bài tập trong phần I lớp 9 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 9.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:

Dạng 1: Bài toán kim loại tác dụng với phi kim

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Lý thuyết

KL + O2 → oxide kim loại

KL + F2, Cl2, Br2 Muối (hóa trị cao)

KL + I2, S Muối (hóa trị thấp)

Phương pháp giải

- Tính theo phương trình (phương trình 1 ẩn, đặt ẩn – lập hệ, chất hết – chất dư).

- BTKL: mkim loại + mphi kim = moxide/muối

VÍ DỤ MINH HỌA

Câu 1. (Q.15) Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam muối.

(a) Viết PTHH xảy ra.

(b) Tính m.

Câu 2. Cho 4,6 gam kim loại X (hóa trị I) tác dụng vừa đủ với 2,479 lít khí chlorine (đkc). Tìm kim loại X.

Câu 3. Tính V trong các trường hợp sau:

(a) (C.14): Cho 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl2 (đkc). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối.

(b) Cho 10,8 gam hỗn hợp ba kim loại Al, Fe và Cr phản ứng vừa đủ với V lít khí Cl2 (ở đkc) thu được 19,32 gam hỗn hợp ba muối chloride.

Câu 4. (C.09): Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 6,1975 lít (ở đkc). Kim loại M là

A. Mg.  

B. Ca.   

C. Be.   

D. Cu.

Câu 5. Cho hỗn hợp hai kim loại Fe và Cu tác dụng với khí chlorine dư thu được 59,5 gam hỗn hợp muối. Cũng lượng hỗn hợp trên cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl 10% thu được 25,4 gam một muối.

(a) Tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp muối thu được.

(b) Tính thể tích dung dịch HCl 10% (D = 1,01 g/mL) cần dùng.

Câu 6. Đun nóng một hỗn hợp gồm 6,4 gam bột lưu huỳnh (sulfur) và 15 gam bột kẽm trong môi trường kín không có không khí thu được rắn X.

(a) Viết các PTPƯ xảy ra.

(b) Rắn X gồm những chất nào và khối lượng là bao nhiêu?

Câu 7. Đốt nóng một hỗn hợp gồm 5,6 gam bột Fe và 1,6 gam bột S trong môi trường không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với 500 mL dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí A và dung dịch B (hiệu suất phản ứng đạt 100 %).

(a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí A.

(b) Biết rằng cần dùng 125 mL dung dịch NaOH 0,1 M để trung hòa HCl còn dư trong dung dịch B, hãy tính nồng độ của dung dịch HCl đã dùng.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 8. Cho một luồng khí chlorine dư tác dụng với 9,2 gam kim loại X (hoá trị I) sinh ra 23,4 gam muối. Tìm tên kim loại X.

Câu 9. Cho khí chlorine tác dụng với bột sắt (iron) thu được muối X. Cho 16,25 gam muối X tác dụng với AgNO3 dư thấy tạo ra m gam kết tủa.

(a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

(b) Tính m.

Câu 10. Cho 18,4 gam hỗn hợp hai kim loại Cu và Fe phản ứng vừa đủ với V lít khí Cl2 (ở đkc) thu được 43,25 gam hỗn hợp hai muối chloride. Xác định giá trị của V.

Câu 11. Cho 8,3 gam hỗn hợp hai kim loại đều có hóa trị III là X và Y (tỉ lệ mol 1: 1) tác dụng vừa đủ với 7,437 lít khí chlorine. Sau đó hòa tan toàn bộ muối tạo ra trong nước dư được 250 mL dung dịch Z.

(a) Xác định hai kim loại X, Y.

(b) Tính nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch Z.

Câu 12. Hỗn hợp X gồm Fe và Al. Chia m gam X thành 2 phần bằng nhau.

- Phần 1 tác dụng vừa đủ với 9,6681 lít khí Cl2 (đkc).

- Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư, giải phóng 8,9244 lít khí H2 (đkc).

(a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

(b) Tính m.

Câu 13. Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí chlorine (đkc) cần dùng là

A. 9,916 lít.                      

B. 3,7185 lít.                     

C. 7,437 lít.                      

D. 2,479 lít.

Câu 14. Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 12,5. 

B. 25,0. 

C. 19,6. 

D. 26,7.

Câu 15. Cho 0,672 gam Fe phản ứng với 0,4958 lít Cl2 (đkc) thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 4,34 gam.                     

B. 1,95 gam.                     

C. 3,90 gam.                     

D. 2,17 gam.

Câu 16. Hoà tan 6 gam kim loại X (hoá trị II) tác dụng vừa đủ 3,7185 lít khí Cl2 (đkc). Kim loại X là

A. Ca.   

B. Zn.    

C. Ba.   

D. Mg.

Câu 17. Cho khí Cl2 tác tác dụng vừa đủ với 0,3 mol kim loại M (chưa rõ hóa trị), thu được 40,05 gam muối. M là

A. Mg.                              

B. Al.    

C. Fe.                                

D. Cu.

Câu 18. (202 – Q.17). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg và Al cần vừa đủ 3,09875 lít khí O2 (đkc), thu được 9,1 gam hỗn hợp hai Oxide. Giá trị của m là

A. 5,1.   

B. 7,1.   

C. 6,7.   

D. 3,9.

Câu 19. Oxygen hoá m gam hỗn hợp X gồm Al, Mg và kim loại M có tỉ lệ số mol Al: Mg: M = 1: 2: 1 cần 10,08 lít Cl2 (đkc) thu được 45,95 gam hỗn hợp Y gồm các muối chloride. Kim loại M là.

A. Ca    

B. Ba                                

C. Zn    

D. Fe

Câu 20. Khi nung nóng hỗn hợp bột gồm 9,6 gam lưu huỳnh (sulfur) và 22,4 gam sắt (iron) trong ống nghiệm kín, không chứa không khí, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được rắn Y. Thành phần của rắn Y là

A. Fe.    

B. Fe và FeS.                    

C. FeS.                             

D. S và FeS.

Câu 21. Đun nóng một hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt (iron) và 6,4 gam bột lưu huỳnh (sulfur) trong ống kín. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 8,8.   

B. 6,0.   

C. 12,0. 

D. 17,6.

Câu 22. Nung 20,8 gam hỗn hợp X gồm bột sắt (iron) và lưu huỳnh (sulfur) trong bình chân không thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất rắn không tan và 4,958 lít (ở đkc) hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 9. Giá trị của m là

A. 6,4.   

B. 16,8. 

C. 4,8.   

D. 3,2.

Dạng 2: Bài toán kim loại tác dụng với nước

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Lý thuyết

          KL + H2O → Base + H2

Một số kim loại phản ứng: Li, Na, K, Ca, Ba, …

Phương pháp giải

- Viết phương trình tính theo phương trình (1 ẩn, chất hết – chất dư, đặt ẩn – lập hệ).

❖ VÍ DỤ MINH HỌA

Câu 1. Cho 4,6 gam sodium vào nước dư, sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đkc).

(a) Viết phương trình hóa học xảy ra và tính V.

(b) Tính khối lượng sodium hydroxide thu được.

Câu 2. Cho một hỗn hợp chứa 4,6 gam sodium và 3,9 gam potassium tác dụng với nước.

(a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.

(b) Tính thể tích khí hydrogen thu được ở đkc.

(c) Nếu cho quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng thì có hiện tượng gì?

Câu 3. Cho 11,7 gam một kim loại R (hóa trị I) tác dụng hết với nước dư thu được 3,7185 lít khí hydrogen (đkc). Xác định tên kim loại R.

Câu 4. Cho 34,25 gam một kim loại R tan hết trong nước thì thấy sinh ra 6,1975 lít khí hydrogen (đkc). Tìm tên kim loại R theo hai trường hợp sau:

(a) R là kim loại hóa trị II.                 

(b) R chưa biết hóa trị.

Câu 5. Chia m (gam) hỗn hợp X gồm Mg và Na làm hai phần bằng nhau:

- Đốt cháy hết phần 1 thì cần 2,417025 lít khí oxygen (đkc).

- Cho phần 2 vào cốc nước dư, sau phản ứng thấy có 1,85925 lít khí (đkc) thoát ra.

(a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

(b) Tính giá trị của m.

Câu 6. Cho 7,9 gam hỗn hợp X gồm K và Ca tác dụng với nước dư, sau phản ứng thu được 3,7185 lít khí H2 (đkc) và dung dịch X.

(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.

(c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn.

❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 7. Cho 7,8 gam kim loại potassium (kali) vào nước dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch X và thoát ra V lít khí H2 (đkc).

(a) Viết phương trình hóa học xảy ra và tính V.

(b) Tính khối lượng potassium hydroxide thu được.

Câu 8. Cho 3 gam một kim loại R (chưa rõ hóa trị) tác dụng hết với nước dư thu được 1,85925 lít khí hydrogen (đkc). Xác định tên kim loại R.

Câu 9. Chia m (gam) hỗn hợp X gồm Fe và K làm hai phần bằng nhau:

- Đốt cháy hết phần 1 thì cần 3,09875 lít khí oxygen (đkc).

- Cho phần 2 vào cốc nước dư, sau phản ứng thấy có 1,2395 lít khí (đkc) thoát ra.

(a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

(b) Tính giá trị của m.

Câu 10. Cho 18,3 gam hỗn hợp X gồm Na và Ba tác dụng với nước dư, sau phản ứng thu được 4,958 lít khí H2 (đkc) và dung dịch X.

(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.

(c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn.

Câu 11. Cho 13,7 gam Ba tác dụng với nước dư, sau phản ứng thu được V lít H2 (ở đkc). Giá trị của V là

A. 1,2395 lít                     

B. 2,479 lít                        

C. 1,792 lít                       

D. 3,7185 lít

Câu 12. (MH2-2017): Cho 0,78 gam kim loại kiềm M (hóa trị I) tác dụng hết với H2O, thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là

A. Li.    

B. Na.   

C. K.     

D. Rb.

Câu 13. (C.14): Hòa tan hết 4,68 gam kim loại kiềm M (hóa trị I) vào H2O dư, thu được 1,344 lít khí H2 (đkc). Kim loại M là

A. Rb.   

B. Li.    

C. K.     

D. Na.

Câu 14. (QG.18 - 204): Cho 0,425 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào nước dư thu được 0,185925 lít khí H2 (đkc). Khối lượng kim loại Na trong X là

A. 0,115 gam.

B. 0,230 gam.

C. 0,276 gam.

D. 0,345 gam.

Câu 15. (QG-2017) Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước, thu được dung dịch Y. Để trung hòa Y cần vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là

A. Ca.   

B. Ba.    

C. Na.   

D. K.

Dạng 3: Bài toán kim loại tác dụng với acid HCl, H2SO4 loãng

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Lý thuyết: Kim loại + HCl, H2SO4 loãng →    Muối   +    H2

                       (Trước H)      (KL hóa trị thấp: Fe(II))

Phương pháp giải

- Tính theo phương trình (phương trình 1 ẩn, đặt ẩn – lập hệ, chất hết – chất dư).

- BTKL: mkim loại + mHCl,H2SO4 = mmuốimH2

- Chú ý: nCl=nHCl=2nH2nSO4=nH2SO4=nH2mmuèi=mKL+mCl/SO4

v VÍ DỤ MINH HỌA

Câu 1. Cho 11,2 gam Fe tác dụng vừa đủ với 200 mL dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch X và khí H2.

(a) Viết PTHH xảy ra.

(b) Tính thể tích khí H2 thu được ở đkc.

(c) Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, hãy tính nồng độ mol của chất có trong dung dịch X.

Câu 2. Cho 2,7 gam Al tác dụng với 150 mL dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và kkhí H2.

(a) Viết PTHH xảy ra.

(b) Tính thể tích khí H2 thu được ở đkc.

(c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?

Câu 3. [KNTT - SBT] Cho 3 g Mg vào 100 mL dung dịch HCl nồng độ 1 M. Phản ứng xảy ra hoàn toàn.

(a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.

(b) Tính thể tích khí thoát ra (ở 250C, 1 bar).

(c) Tính nồng độ MgCl2 trong dung dịch thu được. Coi thể tích dung dịch không đổi sau phản ứng.

Câu 4. Cho 12 gam hỗn hợp Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 2,479 lít khí H2 (đkc).

(a) Viết các PTHH xảy ra.

(b) Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.

(c) Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn?

Câu 5. [KNTT - SBT] Một loại hợp kim có hai thành phần là đồng (copper) và sắt (iron). Để xác định thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim, người ta làm như sau: lấy 5g hợp kim cắt nhỏ, cho phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu lấy chất rắn không tan, sấy khô và cân, thấy khối lượng là 2,7 g.

(a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.

(b) Tính phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim.

Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X và 2,479 lít khí H2 (ở đkc).

(a) Viết PTPƯ xảy ra.

(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 7. Cho 5,1 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8%, sau phản ứng thu được 5,6 lít khí H2 (ở đkc)

(a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

(b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.

Câu 8. [KNTT - SBT] Một loại hợp kim có hai thành phần là nhôm (aluminium) và sắt (iron). Để xác định thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim, người ta làm như sau: lấy 5,5g hợp kim cắt nhỏ, cho phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl. Sau khi kim loại tan hết, cô cạn cẩn thận dung dịch. Cân hỗn hợp chất rắn thu được (gồm AlCl3 và FeCl2), thấy khối lượng là 19,7 g.

(a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.

(b) Tính phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

Câu 9. (C.07): Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,4874 lít hydrogen (ở đkc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 9,52. 

B. 10,27.                           

C. 8,98. 

D. 7,25.

Câu 10. Hoà tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp kim loại Al, Zn, Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, thấy thoát ra V lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung sau phản ứng thu được 50,3 muối sunfat khan. Giá trị của V là

A. 3,7185.

B. 6,1975.

C. 7,437.                           

D. 9,916.

Câu 11. Cho 12,3 gam hỗn hợp gồm Al, Mg, Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 8,575%, thu được 8,6765 lít khí H2 (đkc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là

A. 412,3 gam.

B. 400 gam.                      

C. 411,6 gam.                   

D. 97,80 gam.

Câu 12. (B.13): Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 36.    

B. 20.    

C. 18.    

D. 24.

Câu 13. Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ số mol của M và Fe trong hỗn hợp A là 1: 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 9,916 lít khí H2 (đkc). Cho 19,2 gan hỗn hợp A tác dụng hết với khí Cl2 thì cần dùng 13,6345 lít khí Cl2 (đkc). Xác định tên kim loại M và phần trăm khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp A.

Câu 14. Có hỗn hợp gồm bột sắt (iron) và bột kim loại M có hóa trị n. Nếu hòa tan hết hỗn hợp này trong dung dịch HCl thu được 8,6765 lít khí H2 (đkc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với khí Cl2 thì thể tích khí Cl2 cần dùng là 9,29625 lít (đkc). Biết tỉ lệ số nguyên tử Fe và kim loại M trong hỗn hợp là 1: 4.

(a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

(b) Tính thể tích khí Cl2 (đkc) đã hóa hợp với kim loại M.

(c) Xác định hóa trị n của kim loại M.

(d) Nếu khối lượng kim loại M có trong hỗn hợp là 5,4 thì M là kim loại nào?

❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 15. Cho Mg tác dụng vừa đủ với 200 mL dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và khí H2.

(a) Viết PTHH xảy ra.

(b) Tính thể tích khí H2 thu được ở đkc.

(c) Tính khối lượng Mg tham gia phản ứng

(d) Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, hãy tính nồng độ mol của chất có trong dung dịch X.

Câu 16. Cho 5,6 gam sắt phản ứng với dung dịch loãng có chứa 100 mL dung dịch HCl 1 M sau phản ứng thu được V lít khí (ở đkc).

(a) Viết PTPƯ xảy ra, tính V.

(b) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.

Câu 17. (A.09): Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,479 lít khí H2 (ở đkc).

(a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

(b) Tính khối lượng dung dịch sau phản ứng.

Câu 18. Hòa tan 14,2 gam hỗn hợp Al, Mg và Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X, 6,4 gam một chất rắn không tan và 9,916 lít khí H2 (ở đkc).

(a) Viết các PTPƯ xảy ra.

(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 19. Hòa tan hòa toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 14,874 lít khí H2 (ở đkc) và dung dịch chứa 93,6 gam hỗn hợp muối. Tính m?

Câu 17. (QG.19 - 203). Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,479 lít khí H2 (ở đkc). Giá trị của m là

A. 5,60. 

B. 1,2395.

C. 2,479.                           

D. 2,80.

Câu 20. (Q.15): Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đkc). Giá trị của V là

A. 2,479.                           

B. 1,2395.

C. 4,958.                           

D. 3,7185.

Câu 21. (QG.19 - 204). Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam Fe trong dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (ở đkc). Giá trị của V là

A. 3,7185.                         

B. 1,2395.                         

C. 7,437.                           

D. 4,958.

Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 9,29625 gam Fe vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và khí Y. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 24,375.

B. 19,05.                           

C. 12,70.                           

D. 16,25.

Câu 23. (Q.15): Cho 0,5 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,309875 lít H2 (đkc). Kim loại đó là

A. Ca.   

B. Ba.   

C. Sr.    

D. Mg.

Câu 24. Hoà tan hoàn toàn 32,5 gam một kim loại M (hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 12,395 lít khí hydrogen (đkc). M là

A. Zn.   

B. Fe.    

C. Mg.  

D. Cu.

Câu 25. Cho 4,8 gam kim loại M (hóa trị II) vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 4,958 lít khí hydrogen (đkc). Kim loại M là

A. Ca.   

B. Mg.  

C. Fe.    

D. Ba.

Câu 26. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,479 lít khí hydrogen (ở đkc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là

A. 6,4.   

B. 3,4.   

C. 4,4.   

D. 5,6.

Câu 27. Hỗn hợp X gồm 3 kim loại Al, Mg, Fe. Cho 6,7 gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,1975 lít H2 (đkc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 6,2.   

B. 7,2.   

C. 30,7. 

D. 31,7.

Câu 28. (A.12): Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,2395 lít H2 (đkc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là

A. 4,83 gam.                     

B. 5,83 gam.                     

C. 7,33 gam.                     

D. 7,23 gam.

Câu 29. Cho 16,2 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Fe tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 25%, thu được 13,6345 lít khí H2 (ở đkc). Khối lượng dung dịch sau phản ứng là

A. 69 gam.                        

B. 230,7 gam.

C. 161,7 gam.

D. 215,6 gam.

Dạng 4: Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Lý thuyết

- Từ Mg trở đi, kim loại mạnh (đứng trước) có thể đẩy kim loại yếu hơn (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối.

VD: Fe  + CuSO4 → FeSO4 + Cu

        Fe + ZnCl2 → Không xảy ra

Phương pháp giải

- Tính theo phương trình (phương trình 1 ẩn, đặt ẩn – lập hệ, chất hết – chất dư).

- Phương pháp tăng – giảm KL: mKL tăng = mKL tạo thành  - mKL pư; mKL giảm = mKL pư – mKL tạo thành.

Dựa vào khối lượng kim loại tăng – giảm và PTHH có thể tính nhanh số mol kim loại.

- Một số phản ứng thường gặp:

(1) Fe  + CuSO4 → FeSO4 + Cu (mKL tăng = 8 g nFepư=nCusinhra=mtăng8)

(2) Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu (mKL giảm = 1 g nZn pư = nCu sinh ra = mKL giảm)

(3) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag (mKL tăng = 152 g nCupư=mtăng152;nAgsinhra=2mt¨ng152)

(4) 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu (mKL tăng = 138 g nAlpư=2mtăng138;nCusinhra=3mtăng138)

VÍ DỤ MINH HỌA

Câu 1. Cho m gam Fe tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và m1 gam Cu.

(a) Viết PTHH xảy ra.

(b) Tính khối lượng Fe (m) đã tham gia phản ứng.

(c) Tính khối lượng Cu (m1) sinh ra.

Câu 2. Ngâm một lá kẽm (zinc) trong 20 gam dung dịch muối copper (II) sulfate 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dung dịch trên và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.

Câu 3. Cho lá sắt (iron) vào dung dịch copper (II) sulfate. Sau một thời gian nhấc lá sắt ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thấy khối lượng lá sắt tăng 0,8 gam. Tính khối lượng muối sắt tạo thành sau phản ứng (giả thiết toàn bộ khối lượng đồng sinh ra bám hết vào lá sắt)

Câu 4. Nhúng một lá nhôm (aluminium) vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38 gam. Tính khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng và khối lượng đồng (copper) tạo thành (giả thiết toàn bộ khối lượng đồng sinh ra bám hết vào lá nhôm)

Câu 5. Ngâm một lá đồng (copper) trong 20 ml dung dịch silver nitrate cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 gam. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch silver nitrate đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc (silver) giải phóng bám hết vào lá đồng).

Câu 6. Nhúng một thanh sắt (iron) có khối lượng 50 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 4%. Xác định khối lượng Cu thoát ra và nồng độ mol của dung dịch muối sắt.

Câu 7. Cho một lá sắt (iron) vào 160 gam dung dịch CuSO4 10%. Sau khi Cu bị đẩy hết ra khỏi dung dịch CuSO4 và bám hết vào lá sắt thì khối lượng lá sắt tăng lên 4%. Xác định khối lượng lá sắt ban đầu.

Câu 8. Cho một lá sắt (iron) có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khôi, cân nặng 5,16 gam.

(a) Viết PTHH xảy ra.

(b) Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 9. Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và m1 gam Cu.

(a) Viết PTHH xảy ra.

(b) Tính khối lượng Al (m) đã tham gia phản ứng.

(c) Tính khối lượng Cu (m1) sinh ra.

Câu 10. Một đinh sắt (iron) có khối lượng 4 gam được ngâm trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, làm khô cân nặng 4,2 gam.

(a) Viết PTHH xảy ra.

(b) Tính khối lượng các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng.

Câu 11. Ngâm một lá kẽm (zinc) có khối lượng 50 gam trong dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy lá kẽm ra rửa nhẹ, sấy khôi cân được 49,82 gam. Xác định khối lượng CuSO4 có trong dung dịch ban đầu.

Câu 12. Ngâm một lá đồng (copper) trong 30 ml dung dịch AgNO3. Phản ứng xong thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 2,28 gam. Xác định nồng độ mol của dung dịch AgNO3 đã dùng.

Câu 13. Ngâm một thanh sắt (iron) nặng 100 gam được nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa nhẹ, sây khô cân được 101,3 gam. Hỏi thanh kim loại lúc đó có bao nhiêu gam sắt và bao nhiêu gam đồng (copper), giả thiết đồng sinh ra bám hết vào thanh sắt.

Câu 14. Ngâm một lá sắt (iron) trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá sắt ra rửa nhẹ, làm khô cân thì thấy khối lượng lá sắt tăng thêm 1 gam.

(a) Viết PTHH xảy ra.

(b) Tính khối lượng sắt bị hòa tan và đồng (copper) bám trên lá sắt.

Câu 15. Cho 10 gam hỗn hợp bột các kim loại sắt (iron) và đồng (copper) vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 11 gam. Tính phần trăm khối lượng của sắt và đồng trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 16. Ngâm 12 gam hỗn hợp các kim loại Fe và Cu trong dung dịch CuSO4 dư. Phản ứng xong thu được chất rắn có khối lượng 12,8 gam.

(a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 17. Cho 1,96 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml.

(a) Viết PTHH xảy ra.

(b) Xác định nồng độ mol của chất trong dung dịch khi phản ứng kết thúc. Giả thiết rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.

Câu 18. Ngâm một lá sắt (iron) có khối lượng 2,5 gam trong 25 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng 2,58 gam.

(a) Viết PTHH xảy ra.

(b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.

Câu 19. Ngâm một lá đồng (copper) trong 20 ml dung dịch AgNO3. Phản ứng xong lấy lá đồng ra rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 3,04 gam.

(a) Viết PTHH xảy ra.

(b) Xác định nồng độ mol của dung dịch AgNO3 đã dùng.

(c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng, biết khối lượng riêng của dung dịch này là 1,1 g/ml và thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.

Câu 20. (C.14): Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là

A. 8,4 gam.                       

B. 6,4 gam.                       

C. 11,2 gam.                     

D. 5,6 gam.

Câu 21. (B.07): Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là

A. 90,27%.                       

B. 85,30%.                        

C. 82,20%.                       

D. 12,67%.

Câu 22. Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 3,2.   

B. 5,6.   

C. 12,9.

D. 6,4.

Câu 23. Cho bột nhôm (aluminium) dư vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Cu. Giá trị của m là

A. 0,64.                             

B. 1,28.                             

C. 1,92.                             

D. 0,32.

Câu 24. (QG.19 - 201). Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 19,2 gam Cu. Giá trị của m là

A. 11,2. 

B. 16,8. 

C. 9,29625.                       

D. 14,0.

Câu 25. Nhúng một đinh sắt (iron) sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là

A. 3,5 gam.                       

B. 2,8 gam.                       

C. 7,0 gam.                       

D. 5,6 gam.

Câu 26. Ngâm một đinh sắt (iron) sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 gam. Nồng độ của dung dịch CuSO4 đã dùng là

A. 0,1 M.                          

B. 0,2 M.                          

C. 0,5 M.                          

D. 2 M.

Câu 27. Nhúng đinh sắt (iron) vào dung dịch CuSO4, khi lấy đinh sắt ra khối lượng tăng 0,2 gam so với ban đầu. Khối lượng kim loại đồng (copper) bám vào đinh sắt là

A. 0,2 gam.                       

B. 1,6 gam.                       

C. 3,2 gam.                       

D. 6,4 gam.

Câu 28. Nhúng một thanh sắt (iron) dư vào 100 ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là

A. 0,05.                             

B. 0,5.   

C. 0,625.                           

D. 0,0625.

Câu 29. Nhúng thanh Fe nặng m gam vào 300 ml dung dịch CuSO4 1M, sau một thời gian thu được dung dịch X có chứa CuSO4 0,5M, đồng thời khối lượng thanh Fe tăng 4% so với khối lượng ban đầu. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh sắt (iron). Giá trị m là

A. 24.    

B. 30.    

C. 32.    

D. 48.

Dạng 5: Bài toán điều chế, hiệu suất phản ứng

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Lý thuyết

- Điều chế nhôm: 2Al2O3 criolitdpnc 4Al + 3O2

- Phản ứng nhiệt nhôm: 2Al + Fe2O3 to 2Fe + Al2O3

Hỗn hợp tecmit (Al, Fe2O3) dùng để hàn gắn đường ray tàu hỏa.

- Sản xuất gang: 3CO + Fe2O3 to 2Fe + 3CO2↑   (quặng hematite: Fe2O3)

                           4CO + Fe3O4 to 3Fe + 4CO2↑   (quặng magnetite: Fe3O4)

Phương pháp giải

- Hiệu suất phản ứng: H%(chtpư)=npưnbđầu.100%;H%(snphm)=nthc  tếthu đượcnlíthuyết(tÝnhtheoPT).100%.

- Khi đề bài cho H% yêu cầu tính các đại lượng còn lại Áp dụng phải nhân – trái chia (chất cần tính ở bên phải Nhân với H%; chất cần tính ở bên trái Chia cho H%).

- Nếu quá trình trải qua nhiều giai đoạn thì H%quá trình = H1.H2.H3…..100%

VÍ DỤ MINH HỌA

Câu 1. Người ta dùng quặng bauxite để sản xuất nhôm (aluminium). Hàm lượng Al2O3 trong quặng là 40%. Để có được 4 tấn nhôm nguyên chất cần bao nhiêu tấn quặng? Biết rằng hiệu suất của quá trình sản xuất là 90%.

Câu 2. Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al2O3. Để sản xuất 200 km một loại dây cáp nhôm hạ thế người ta sử dụng toàn bộ lượng nhôm điều chế được từ m tấn quặng bauxite bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3. Biết rằng khối lượng nhôm trong 1 km dây cáp là 1074 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm là 90%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1127.

B. 1337.

C. 985.  

D. 1280.

Câu 3. Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al2O3. Người ta dùng 500 tấn quặng bauxite để điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3, giả sử toàn bộ lượng nhôm điều chế được dùng để sản xuất một loại dây cáp nhôm thì sản xuất được x km cáp. Biết rằng khối lượng nhôm trong 1 km dây cáp là 1074 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm là 85%. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 78.    

B. 90.    

C. 84.    

D. 83.

Câu 4. Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al2O3. Để sản xuất 500 thanh nhôm xingfa làm cửa ra vào người ta cần dùng tối thiểu m tấn quặng bauxite trên. Biết rằng khối lượng nhôm trong một thanh nhôm là 3 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm là 90%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Các dạng bài tập trong phần I lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

A. 7.      

B. 8.      

C. 9.      

D. 10.

Câu 5. Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al2O3. Người ta dùng 100 tấn quặng bauxite để điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3, giả sử toàn bộ lượng nhôm điều chế được dùng để sản xuất thanh nhôm làm cửa thì sản xuất được x thanh. Biết rằng khối lượng nhôm trong một thanh nhôm là 5 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm là 85%. Giá trị của m

A. 2400.

B. 3600.

C. 1200.

D. 4800.

Câu 6. [MH - 2024] Một vết nứt trên đường ray tàu hỏa có thể tích 6,72 cm3. Dùng hỗn hợp tecmit (Al và Fe2O3 theo tỉ lệ mol tương ứng 2: 1) để hàn vết nứt trên.

Biết: lượng Fe cần hàn cho vết nứt bằng 79% lượng Fe sinh ra; khối lượng riêng của sắt là 7,9 gam/cm3; chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe với hiệu suất của phản ứng bằng 96%. Khối lượng của hỗn hợp tecmit tối thiểu cần dùng là

Các dạng bài tập trong phần I lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

A. 116,88 gam.                 

B. 133,75 gam.

C. 105,66 gam.                 

D. 128,40 gam.

Câu 7. Dùng 301,25 gam hỗn hợp tecmit (Al và Fe2O3 theo tỉ lệ mol tương ứng 3 : 1) để hàn vết nứt trên đường ray tàu hỏa có thể tích V cm3. Biết: lượng Fe cần hàn cho vết nứt bằng 79% lượng Fe sinh ra; khối lượng riêng của sắt là 7,9 gam/cm3; chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe với hiệu suất của phản ứng bằng 96%. Giá trị của V là

A. 13,44.                           

B. 6,72. 

C. 8,96. 

D. 11,2.

Câu 8. Tính khối lượng quặng hematite chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được một tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu suất quá trình 80%.

Câu 9. Quặng magnetite (Fe3O4) chứa 64,15% sắt (iron). Hãy tính lượng gang sản xuất được từ 1 tấn quặng nói trên. Biết rằng, trong lò cao có 2% sắt bị mất theo xỉ và lượng sắt có trong gang là 95%.

Câu 10. Để có 1 tấn thép (98% Fe) cần dùng bao nhiêu tấn quặng hematite nâu (Fe2O3.2H2O)? Biết rằng hàm lượng hematite nâu trong quặng là 80% và hiệu suất quá trình phản ứng là 93%.

Câu 11. Để sản xuất được 2 triệu chiếc chảo gang có hàm lượng sắt là 95% thì cần dùng tối thiểu x tấn quặng magnetite chứa 80% Fe3O4. Biết rằng mỗi chiếc chảo gang nặng 3 kg và trong quá trình sản xuất lượng sắt bị hao hụt là 10%. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?

Các dạng bài tập trong phần I lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

A. 10932.                          

B. 19945.                          

C. 9856.

D. 12576.

Câu 12. Từ 500 tấn quặng hematite chứa 85% Fe2O3 sản xuất được x nghìn chiếc nồi gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng mỗi chiếc nồi gang nặng 5 kg và hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?

Các dạng bài tập trong phần I lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

A. 15.    

B. 45.    

C. 60.    

D. 50.

❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 13. Một loại quặng bauxite có 50% aluminium oxide. Nhôm luyện từ oxide đó còn chứa 1,5% tạp chất. Tính lượng nhôm (iron) thu được khi luyện 0,5 tấn quặng bauxite trên, giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%.

Câu 14. Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al2O3. Để sản xuất 300 km một loại dây cáp nhôm hạ thế người ta sử dụng toàn bộ lượng nhôm điều chế được từ m tấn quặng bauxite bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3. Biết rằng khối lượng nhôm trong 1 km dây cáp là 1074 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm là 80%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1901.

B. 1557.

C. 1902.

D. 2103.

Câu 15. Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al2O3. Người ta dùng 400 tấn quặng bauxite để điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3, giả sử toàn bộ lượng nhôm điều chế được dùng để sản xuất một loại dây cáp nhôm thì sản xuất được x km cáp. Biết rằng khối lượng nhôm trong 1 km dây cáp là 1074 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm là 90%. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 72.    

B. 90.    

C. 71.    

D. 68.

Câu 16. Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al2O3. Để sản xuất 1000 thanh nhôm xingfa làm cửa ra vào người ta cần dùng tối thiểu m tấn quặng bauxite trên. Biết rằng khối lượng nhôm trong một thanh nhôm là 3 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm là 90%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 14.    

B. 16.    

C. 18.    

D. 20.

Câu 17. Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al2O3. Người ta dùng 150 tấn quặng bauxite để điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3, giả sử toàn bộ lượng nhôm điều chế được dùng để sản xuất thanh nhôm làm cửa thì sản xuất được x thanh. Biết rằng khối lượng nhôm trong một thanh nhôm là 5 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm là 85%. Giá trị của m

A. 2700.

B. 3600.

C. 1200.

D. 5400.

Câu 18. Một vết nứt trên đường ray tàu hỏa có thể tích 3,36 cm3. Dùng hỗn hợp tecmit (Al và Fe2O3 theo tỉ lệ mol tương ứng 3 : 1) để hàn vết nứt trên. Biết: lượng Fe cần hàn cho vết nứt bằng 79% lượng Fe sinh ra; khối lượng riêng của sắt là 7,9 gam/cm3; chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe với hiệu suất của phản ứng bằng 80%. Khối lượng của hỗn hợp tecmit tối thiểu cần dùng là

A. 89,756 gam.                 

B. 85,675 gam.                 

C. 95,667 gam.                 

D. 90,375 gam.

Câu 19. Dùng 267,5 gam hỗn hợp tecmit (Al và Fe2O3 theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) để hàn vết nứt trên đường ray tàu hỏa có thể tích V cm3. Biết: lượng Fe cần hàn cho vết nứt bằng 79% lượng Fe sinh ra; khối lượng riêng của sắt là 7,9 gam/cm3; chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe với hiệu suất của phản ứng bằng 96%. Giá trị của V là

A. 13,44.                           

B. 6,72. 

C. 8,96. 

D. 11,2.

Câu 20. Người ta dùng 200 tấn quặng hematite hàm lượng Fe2O3 là 30% để luyện gang. Loại gang này chứa 95% Fe. Tính lượng gang thu được, biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 96%.

Câu 21. Dùng 100 tấn quặng Fe3O4 để luyện gang (95% Fe). Tính khối lượng gang thu được. Cho biết hàm lượng Fe3O4 trong quặng là 80% và hiệu suất quá trình phản ứng là 93%.

Câu 22. Cứ 1 tấn quặng FeCO3 hàm lượng 80% đem luyện thành gang (95% sắt) thì thu được 378 kg gang thành phẩm. Tính hiệu suất quá trình phản ứng.

Câu 23. Để sản xuất được 1 triệu chiếc chảo gang có hàm lượng sắt là 95% thì cần dùng tối thiểu x tấn quặng magnetite chứa 80% Fe3O4. Biết rằng mỗi chiếc chảo gang nặng 3 kg và trong quá trình sản xuất lượng sắt bị hao hụt là 20%. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?

Các dạng bài tập trong phần I lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

A. 8435.

B. 6150.

C. 2234.

D. 8657.

Câu 24. Từ 300 tấn quặng hematite chứa 90% Fe2O3 sản xuất được x nghìn chiếc nồi gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng mỗi chiếc nồi gang nặng 5 kg và hiệu suất của toàn bộ quá trình là 90%. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?

Các dạng bài tập trong phần I lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

A. 25,5. 

B. 35,8. 

C. 45,6. 

D. 67,8.

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 9 các chủ đề hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học