Lipid - Chất béo lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Tài liệu Lipid - Chất béo lớp 9 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 9.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:

I. Lipid

- Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan được trong một số dung môi hữu cơ như: xăng, dầu hỏa, …

- Lipid bao gồm: Chất béo (thành phần chính của dầu thực vật, mỡ động vật), sáp (có ở mặt lá, thân cây, trái cây của nhiều loại thực vật và da, long của một số động vật), …

- Lipid có nhiều vai trò quan trọng như: Tham gia vào cấu tạo tế bào và là thành phần chính của màng tế bào, chất béo được tích lũy trong các mô mỡ làm nguồn dự trữ năng lượng quan trọng của cơ thể.

Lipid - Chất béo lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

II. Chất béo

1. Khái niệm

- Chất béo là triester của glycerol với acid béo.

Công thức của chất béo:

Lipid - Chất béo lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

+ Acid béo có công thức chung là RCOOH với R có thể là C17H35-; C17H33-; C15H31-; …

+ Glycerol là hợp chất có công thức: CH2OH – CHOH – CH2OH hay C3H5(OH)3.

VD: (C17H35COO)3C3H5: tristearin (M = 890);  (C15H31COO)3C3H5: tripalmitin (M = 806);  (C17H33COO)3C3H5: triolein (M = 884), …

2. Tính chất vật lí

- Ở điều kiện thường, chất béo có thể ở thể rắn (mỡ động vật, bơ) hoặc thể lỏng (dầu thực vật).

- Chất béo không tan trong nước, tan trong một số dung môi hữu cơ (xăng, benzene, …).

3. Tính chất hóa học

- Chất béo bị thủy phân hoàn toàn trong môi trường kiềm (NaOH, KOH, …) tạo thành muối của acid béo và glycerol.    TQ: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH to 3RCOONa   +    C3H5(OH)3

                      Chất béomuối (xà phòng)      glycerol

 VD: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH to 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

- Muối Na hoặc K của acid béo được sử dụng làm xà phòng nên phản ứng trên gọi là phản ứng xà phòng hóa.

4. Ứng dụng

- Chất béo là thức ăn quan trọng của người và động vật.

- Trong công nghiệp, chất béo được chủ yếu được dùng để sản xuất xà phòng, glycerol, mĩ phẩm, nhiên liệu dầu diesel sinh học, ….

5. Sử dụng chất béo đúng cách để hạn chế béo phì

- Nếu chế độ ăn uống quá nhiều chất béo sẽ gây ra tình trạng béo phì, là một trong các nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, xương khớp, đột quỵ, tiểu đường, …

- Để hạn chế bệnh béo phì và các bệnh liên quan cần:

+ Đảm bảo cung cấp lượng chất béo cho cơ thể phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp.

+ Cân đối giữa tỉ lệ chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật: Ưu tiên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc thực vật, hạn chế sử dụng các chất béo có nguồn gốc động vật, bơ nhân tạo, …

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1. [CTST - SBT] Hoàn thành các câu sau đây bằng cách điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

(a) Chất béo có thành phần nguyên tố gồm (1)…...., nên chất béo thuộc loại (2)……...

(b) Chất béo (3) ……... được trong nước nhưng (4) ……….. được trong xăng, dầu hoả.

(c) Khi đun nóng chất béo với dung dịch sodium hydroxide sẽ thu được (5) ……….. và (6) ………...

(d) Lipid là những hợp chất hữu cơ phức tạp, gồm những chất: (7) …………….

(e) Lipid cung cấp và tích luỹ (8) ……... cho cơ thể, lipid hoà tan được các vitamin (9) ………....

(g) Một số quốc gia (Hoa Ki, Úc, ...) tái chế dầu thực vật đã qua sử dụng để (10)…………..……..

Câu 2. Viết công thức cấu tạo của loại chất béo được tạo thành từ:

(a) oleic acid (C17H33COOH) với glycerol.

(b) hai phân tử palmitic acid (C15H31COOH), một phân tử stearic acid (C17H35COOH) và glycerol.

Câu 3. [CD - SBT] Khi đun nóng một triester của glycerol với acid béo trong dung dịch NaOH người ta thu được glycerol và hỗn hợp hai muối có công thức C17H35COONa và C17H33COONa với tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1. Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của triester trên.

Câu 4. Viết phương trình hóa học của phản ứng xà phòng hóa xảy ra khi đun nóng dung dịch NaOH với tripalmitin (C15H31COO)3C3H5 và chất béo sau:

Lipid - Chất béo lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Câu 5. [CD - SBT] Một triester của glycerol có công thức cấu tạo như sau:

Lipid - Chất béo lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

(a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xà phòng hóa triester trên bằng dung dịch NaOH.

(b) Tính khối lượng muối tạo thành khi 1 mol triester trên phản ứng hết với dung dịch NaOH

Câu 6. [CTST - SBT] X là chất béo đơn giản có khối lượng phân tử bằng 806 amu. Hãy viết công thức cấu tạo thu gọn của X và liệt kê một số loại chất béo trong tự nhiên có chứa X.

Câu 7. [CTST - SBT] Y là một loại chất béo ở thể rắn, dạng kết tinh, màu trắng, có khối lượng phân tử bằng 890 amu. Tìm hiểu qua tài liệu học tập, em hãy cho biết Y có thể điều chế từ acid béo nào và nêu một số ứng dụng quan trọng của Y.

Câu 8. Theo khuyến nghị, trong độ tuổi từ 15 đến 19, nhu cầu chất béo hàng ngày đối với nam là 63 – 94 g, đối với nữ là 53 – 79 g. Hãy tính tổng lượng chất béo cần thiết cho bản thân trong một tháng (30 ngày).

Câu 9. Giải thích các hiện tượng sau:

(a) Vào mùa đông, khi rửa bát đĩa có dính nhiều dầu mỡ người ta thường dùng nước nóng?

(b) Khi ép lấy dầu từ lạc người ta thường cho hơi nước nóng qua bã ép nhiều lần.

Câu 10. [KNTT - SBT] Em hãy đề xuất một số biện pháp sử dụng chất béo trong việc ăn uống hằng ngày để có cơ thể khỏe mạnh, tránh được bệnh béo phì.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

♦ Mức độ BIẾT

Câu 1. [CTST - SBT] Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Lipid là chất béo.           

B. Lipid là tên gọi chung cho mỡ động vật, dầu thực vật.                             

C. Lipid là sản phẩm của phản ứng ester hoá giữa glycerol và các acid béo.

D. Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước nhưng tan tốt trong xăng, benzene, ...

Câu 2. [CD - SBT] Lipid tan được trong

A. Nước và xăng.                                 

B. Dung dịch muối ăn và dầu hỏa.           

C. Xăng, dầu hỏa, benzene.                 

D. Nước và benzene.

Câu 3. [KNTT - SBT]  Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, …(1)… trong nước, …(2)… được trong một số dung môi hữu cơ như: xăng, dầu hoả,…

Các cụm từ phù hợp với các khoảng trống (1) và (2) lần lượt là:

A. “không tan” và “nhưng tan”      

B. “tan” và “nhưng không tan”

C. “không tan” và “cũng không tan”                          

D. “tan” và “đồng thời tan”.

Câu 4. Công thức thu gọn của glycerol là

A. CH3COOH.                 

B. C3H5(OH)3.                 

C. (RCOO)3C3H5.            

D. C2H4(OH)2.

Câu 5. Trường hợp nào sau đây không thể là acid béo?

A. C15H31COOH.

B. C17H35COOH.

C. C17H33OH.                  

D. C17H33COOH.

Câu 6. [KNTT - SBT] Chất béo là các triester (loại ester chứa 3 nhóm –COO– trong phân tử) của

A. glycerol và acid béo.                  

B. ethanol và acid béo.

C. glycerol và hydrocarbon.           

D. ethanol và hydrocarbon.

Câu 7. Chất béo là triester của acid béo với

A. ethane.                         

B. acetic acid.                   

C. ethylic alcohol.

D. glycerol.

Câu 8. [CD - SBT] Chất béo có công thức tổng quát là:

A. (R)3COOC3H5.                

B. (RCOO)3C3H5.            

C. RCOO(C3H5)3.            

D. R(COOC3H5)3.

Câu 9. (QG.17 - 201). Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

A. CH3COOCH2C6H5.                   

B. C15H31COOCH3.

C. (C17H33COO)2C2H4.                  

D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 10. Trường hợp nào sau đây chứa thành phần chính là chất béo?

A. trứng gà.                      

B. tóc.   

C. dầu oliu.                       

D. Dầu hỏa.

Câu 11. Trường hợp nào sau đây không chứa chất béo?

A. dầu dừa.                       

B. mỡ gà.                          

C. mỡ lợn.                        

D. Dầu hỏa.

Câu 12. [CTST - SBT] Mẫu chất nào sau đây không chứa chất béo?

A. Dầu dừa.                      

B. Mỡ gà.                          

C. Dầu hỏa.                      

D. Mỡ lợn.

Câu 13. [CD - SBT] Trong số các loại hạt ngô, đậu xanh, lạc (đậu phộng), gạo, loại chứa nhiều chất béo nhất là.

A. lạc.        

B. ngô.  

C. gạo.  

D. đậu xanh

Câu 14. [KNTT - SBT] Chất béo dạng lỏng thường là

 A. dầu thực vật.                

B. mỡ động vật.                

C. bơ nhân tạo.                 

D. bơ tự nhiên.

Câu 15. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được

A. glycerol và muối của một acid béo.                       

B. glycerol và acid béo.

C. glycerol và xà phòng.                 

D. glycerol và muối của các acid béo

Câu 16. Đun nóng triglyceride trong dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn luôn thu được chất nào sau đây?

A. Glycerol.                      

B. Ethylic alcohol.            

C. Acetic acid.                  

D. Ethane.

Câu 17. [KNTT - SBT] Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng

A. oxi hoá.                        

B. hydrogen hoá.              

C. xà phòng hoá.              

D. hydrate hoá.

Câu 18. Trong công nghiệp, chất béo chủ yếu được dùng để điều chế

A. nước hoa.                                   

B. Dầu ăn.                         

C. ethylic alcohol                            

D. Xà phòng và glycerol.

♦ Mức độ HIỂU

Câu 19. [MH2 - 2020] Thủy phân triolein có công thức (C17H33COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu được glycerol và muối X. Công thức của X là

A. C17H35COONa.                          

B. CH3COONa.               

C. C2H5COONa.                            

D. C17H33COONa.

Câu 20. [QG.20 - 202] Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là

A. C2H3COONa.                             

B. HCOONa.

C. C17H33COONa.                          

D. C17H35COONa.

Câu 21. Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH thu được C17H35COONa và C3H5(OH)3. Công thức của X là

A. (C15H31COO)3C3H5.                  

B. (C17H31COO)3C3H5.    

C. (C17H35COO)3C3H5.                  

D. (C17H33COO)3C3H5.

Câu 22. Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được 

A. 1 mol ethylic alcohol.                

B. 3 mol glycerol.

C. 1 mol glycerol.                           

D. 3 mol ethylic alcohol.

Câu 23. [CD - SBT] Lipid là hợp chất hữu cơ

A. Có trong động vật và không có trong thực vật.     

B. Có trong thực vật và không có trong động vật.     

C. Không có trong động vật, thực vật.                       

D. Có trong động vật và thực vật

Câu 24. [CTST - SBT] Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất béo là hydrocarbon mạch hở, không phân nhánh.       

B. Sáp ong là một loại chất béo tự nhiên.              

C. Lipid ở dạng rắn là mỡ động vật.     

D. Chất béo lỏng là một số dầu thực vật, dầu động vật.

Câu 25. [CD - SBT] Khi cho dầu ăn vào ống nghiệm đựng nước và ống nghiệm đựng xăng, các hiện tượng quan sát được sẽ là:

A. Dầu ăn nổi trên mặt nước và trên xăng.                 

B. Dầu ăn chìm xuống phía dưới nước và tan trong xăng.

C. Dầu ăn tan trong nước và tan trong xăng.             

D. Dầu ăn nổi trên mặt nước và tan trong xăng.

♦ Mức độ VẬN DỤNG

Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi 26, 27, 28, 29: [KNTT - SBT]

Lipid là một nhóm các hợp chất hữu cơ phức hợp, bao gồm chất béo (dầu và mỡ động thực vật), dầu, steroid, và phospholipid. Chúng không tan trong nước nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ. Lipid đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể, từ việc là thành phần cấu trúc của màng tế bào đến việc là nguồn dự trữ năng lượng. Một phân tử chất béo đơn giản có thể được biểu diễn bằng công thức (R-COO)₃C₃H₅, với R đại diện cho chuỗi hydrocarbon. Chất béo có thể chia thành hai loại chính dựa trên cấu trúc hóa học của chúng: bão hòa (no) và không bão hòa (không no), với đặc điểm của chúng là khác nhau. Chất béo không chỉ cung cấp năng lượng mà còn tham gia vào quá trình xà phòng hóa, trong đó chất béo phản ứng với kiềm tạo glycerol và muối của acid béo.

Câu 26. Lipid tham gia vào những quá trình nào trong cơ thể?

A. Chỉ dự trữ năng lượng.

B. Chỉ cấu tạo màng tế bào.

C. Dự trữ năng lượng và cấu tạo màng tế bào.

D. Cung cấp oxygen cho tế bào.

Câu 27. Phản ứng xà phòng hoá chứng minh điều gì về tính chất hoá học của chất béo?

A. Chất béo không phản ứng với kiềm.

B. Chất béo phản ứng với nước tạo thành glycerol và muối acid béo.

C. Chất béo phản ứng với kiềm tạo thành glycerol và muối acid béo.

D. Chất béo không thể tạo ra glycerol.

Câu 28. So sánh chất béo bão hòa và không bão hòa, điểm khác biệt chính của chúng là gì?

A. Chất béo bão hoà chứa nhiều liên kết đôi hơn chất béo không bão hoà.

B. Chất béo bão hoà chứa nhiều liên kết đôi hơn chất béo bão hoà.

C. Chất béo bão hoà và không bão hoà không có sự khác biệt.

D. Chất béo bão hoà không có liên kết đôi, trong khi chất béo không bão hoà có chứa liên kết đôi.

Câu 29. Đề xuất một biện pháp sử dụng chất béo hợp lí trong chế độ ăn hằng ngày để tránh bệnh béo phì.

A. Không sử dụng chất béo bão hoà.

B. Hạn chế tất cả các loại chất béo trong chế độ ăn.

C. Ưu tiên chất béo không bão hoà từ dầu thực vật và cá.

 D. Chỉ ăn các loại thực phẩm không chứa chất béo.

Câu 30. [CTST - SBT] Cho các nhận định sau:

(a) Các chất béo lỏng đều có nguồn gốc từ dầu thực vật.

(b) Chất béo rắn đều có nguồn gốc từ động vật.

(c) Có thể dùng xăng để làm sạch vết dầu ăn bám trên quần áo.

(d) Xà phòng có thể được sản xuất tại nhà từ dầu dừa.

(e) Chất béo là chất lỏng hoặc rắn, nhẹ hơn nước, không tan trong nước và phản ứng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.

Số nhận định đúng là

A. 2.                           

B. 3.                           

C. 4.                    

D. 5.

2. Trắc nghiệm đúng - sai

Câu 31. Lipid là chất hữu cơ có trong tế bào sống.

a. Lipid không tan trong nước.

b. Lipid tan trong dung môi hữu cơ như xăng, benzene.

c. Lipid là một loại chất béo.

d. Lipid bao gồm chất béo, sáp, …

Câu 32. Chất béo là triester (ester ba chức) của glycerol với các acid béo.

a. Acid béo là những hợp chất có dạng RCOOH với R thường là các gốc CH3-, C2H5-, …

b. Công thức của glycerol là C3H5(OH)3.

c. Công thức chung của chất béo đơn giản là (RCOO)3C3H5.

d. Chất béo chỉ tồn tại ở trạng thái lỏng điều kiện thường.

Câu 33. Chất béo có nhiều tính chất vật lí quan trọng.

a. Ở điều kiện thường, chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn.

b. Chất béo nặng hơn nước và không tan trong nước, dễ tan trong các dung môi hữu cơ  như xăng, benzene, …

c. Chất béo ở trạng thái rắn điều kiện thường như mỡ lợn, mỡ bò, mỡ cừu, …

d. Chất béo ở trạng thái lỏng điều kiện thường như dầu lạc, dầu vừng, dầu cá, …

Câu 34. [KNTT - SBT] Xét các phát biểu về chất béo.

a. Chất béo không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ.

b. Chất béo đều ở trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng.

c. Phản ứng xà phòng hoá của chất béo tạo ra muối của acid béo và glycerol.

d. Phản ứng xà phòng hoá của chất béo là phản ứng với acid.

Câu 35. [KNTT - SBT] Xét các phát biểu về chất béo.

a. Chất béo là các triester của glycerol và acid béo.

b. Công thức tổng quát của chất béo là (RCOO)₃C₃H₅.

c. Glycerol là acid hữu cơ có công thức cấu tạo C₃H₅(OH)₃.

d. Acid béo thường có mạch carbon dài, không phân nhánh.

Câu 36. [KNTT - SBT] Xét các phát biểu về chất béo.

a. Chất béo có thể được sử dụng làm nhiên liệu trong công nghiệp.

b. Chất béo có thể được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

c. Chất béo là một trong các nhóm thực phẩm chính của con người.

d. Chất béo không còn được sử dụng để sản xuất xà phòng.

Câu 37. [KNTT - SBT] Xét các phát biểu về chất béo.

a. Tiêu thụ quá nhiều chất béo có nguy cơ gây bệnh béo phì.

b. Mọi loại chất béo đều có hại cho sức khỏe.

c. Nên ưu tiên sử dụng các chất béo có nguồn gốc dầu thực vật hay dầu cá.

d. Sử dụng chất béo nguồn gốc động vật nên được hạn chế.

Câu 38. [CTST - SBT] Xét các phát biểu về chất béo:

a. Các chất béo đều là chất rắn không tan trong nước.

b. Chất béo không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

c. Dầu ăn và dầu bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố,

d. Chất béo là ester của glycerol với các acid.

Câu 39. Chất hữu cơ G được dùng phổ biến trong lĩnh vực mĩ phẩm và phụ gia thực phẩm. Khi thủy phân hoàn toàn bất kì chất béo nào cũng đều thu được G.

a. Tên gọi của G là glycerol.

b. Công thức của G là C2H4(OH)2.

c. Khối lượng phân tử của G là 92 amu.

d. G có khả năng tác dụng với Na do chứa nhóm -OH giống ethylic alcohol.

3. Trắc nghiệm trả lời ngắn

♦ Mức độ HIỂU

Câu 40. Cho các chất: C2H5OH, CH3COOH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3, (C15H31COO)3C3H5, (CH3COO)2C2H4, (C17H35COO)3C3H5. Có bao nhiêu chất có thể là chất béo?

Câu 41. Một chất béo có công thức (C15H31COO)3C3H5 có phân tử khối là bao nhiêu?

Câu 42. Một chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 có phân tử khối là bao nhiêu?

Câu 43. Có tối đa bao nhiêu chất béo được tạo thành từ 2 phân tử C15H31COOH, 1 phân tử C17H35COOH và glycerol

♦ Mức độ VẬN DỤNG

Câu 44. Có tối đa bao nhiêu chất béo được tạo thành từ C15H31COOH, C17H35COOH và glycerol

Câu 45. [CTST - SBT] Để làm sạch vết dầu ăn bám vào quần áo, ta có thể chọn các cách sau:

(a) Tẩy bằng xăng.

(b) Giặt bằng xà phòng.

(c) Tẩy bằng cồn 96°.

(d) Tẩy bằng giấm đậm đặc.

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 9 các chủ đề hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học