Hóa học 8 Bài 2: Chất
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức Hóa học 8 Bài 2: Chất, phần dưới tổng hợp lý thuyết và các dạng bài tập Hóa học 8 Bài 2: Chất có lời giải chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu ôn luyện.
A/ Lý thuyết Hóa học 8 Bài 2: Chất
1.Chất có ở đâu?
a.Vật thể:
- Vật thể tự nhiên gồm có một số chất khác nhau.
VD: khí quyển gồm có các chất khí như nito, oxi,… ; trong thân cây mía gồm các chất: đường (tên hóa học là saccharose), nước, Cellulose,…; đá vôi có thành phần chính là chất canxi carbonate.
- Vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là các chất hay hỗn hợp mộit số chất.
VD: ấm đun bằng nhôm, bàn bằng gỗ, lọ hoa bằng thủy tinh,…
b. Chất có ở đâu?
Chất có trong tự nhiên ( đường, xenlolozo,…)
Chất do con người điều chế được, như: chất dẻo, cao su,…
2. Tính chất của chất
- Tính chất vật lí: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,…
- Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi thành chất khác. VD: khả năng phân hủy, tình cháy,…
- Các cách nhận biết:
+ Quan sát: giúp nhận ra tính chất bên ngoài
+ Dùng dụng cụ đo: xác định nhiệt độ nông chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,..
+ Làm thí nghiệm: xác định tính tan, dẫn điện, dẫn nhiệt,…
- Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:
+ Nhận biết chất, phân biệt chất này với chất khác
+ Biết cách sử dụng chất
+ Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
3. Chất tinh khiết
- Hỗn hợp: là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau
VD: nước biển, nước khoang, nước muối,…
- Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác
VD: nước cất
- Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp: dựa vào sự khác nhau của tính chất vật lý.
B/ Bài tập vận dụng
Câu 1: Vật thể nhân tạo là
A. con trâu.
B. con sông.
C. xe đạp.
D. con người.
Lời giải:
Vật thể nhân tạo là xe đạp. Vì xe đạp là do con người chế tạo ra, còn con trâu, con sông hay con người không thể chế tạo ra được.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Vật thể tự nhiên là
A. hộp bút.
B. máy điện thoại.
C. nồi cơm điện.
D. mặt trời.
Lời giải:
Vật thể tự nhiên là mặt trời. Vì mặt trời con người không thể tạo ra được.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Chất tinh khiết là chất
A. có tính chất không đổi.
B. có lẫn thêm vài chất khác.
C. gồm những phân tử đồng dạng.
D. không lẫn tạp chất.
Lời giải:
Chất tinh khiết là chất không lẫn tạp chất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Chất nào sau đây được coi là chất tinh khiết?
A. Nước cất
B. Nước suối
C. Nước khoáng
D. Nước đá từ nhà máy
Lời giải:
Chất nào sau đây được coi là chất tinh khiết: Nước cất
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết?
A. nước suối.
B. nước cất.
C. nước khoáng.
D. nước đá từ nhà máy.
Lời giải:
Chất tinh khiết là: nước cất
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Đâu là chất tinh khiết trong các chất sau?
A. Nước khoáng
B. Nước mưa
C. Nước lọc
D. Nước cất
Lời giải:
Nước cất là chất tinh khiết
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Cho những hiện tượng sau:
1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.
2) Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần.
3) “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin (PH3) cháy trong không khí.
4) Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch axit bị đổi thành màu đỏ.
5) Khi đốt cháy than tổ ong (cũng như pháo) tỏa ra nhiều khí độc (CO2, SO2,…) gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Những hiện tượng vật lí là
A. 1, 2.
B. 4, 5.
C. 2, 4.
D. chỉ có 2.
Lời giải:
Những hiện tượng vật lí là
1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.
2) Mặt trời mọc, sướng bắt đầu tan dần.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể tự nhiên?
A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét
B. Cellulose, kẽm, vàng
C. Bút chì, thước kẻ, tập, sách
D. Nước biển, ao, hồ, suối
Lời giải:
Dãy gồm toàn vật thể tự nhiên là: D. Nước biển, ao, hồ, suối.
Loại A vì: Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét là các vật thể nhân tạo
Loại B vì: Cellulose, kẽm, vàng là các chất.
Loại C vì : Bút chì, thước kẻ, tập, sách là các vật thể nhân tạo
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo
A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét
B. Cellulose, kẽm, vàng
C. Cây cối, bút, tập, sách
D. Nước biển, ao, hồ, suối
Lời giải:
Dãy chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo là: Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét.
Loại B vì: Cellulose, kẽm, vàng là các chất.
Loại C vì : cây cối là vật thể tự nhiên.
Loại D vì : Nước biển, ao, hồ, suối là các vật thể tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?
A. Bàn ghế, đường kính, vải may áo
B. Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất
C. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng
D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang
Lời giải:
Dãy các chất là: Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất
Loại A vì bàn ghế là vật thể
Loại C vì bút chì, thước kẻ là vật thể
Loại D vì chảo gang là vật thể
Đáp án cần chọn là: B
Các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều